Monday 20 May 2024

DƯ ÂM HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 9 KHÓA 13 (Lê Văn Đoành / Báo Tiếng Dân)

 



 

Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành

20/05/2024

https://baotiengdan.com/2024/05/20/du-am-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-13/  

 

Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 bế mạc vào buổi sáng 18-5-2024, nhưng dư âm “hậu trường” hội nghị vẫn còn đó những dư luận xôn xao.

 

Hội nghị không “thành công tốt đẹp” như lời ông Nguyễn Phú Trọng và truyền thông của đảng công bố với dân chúng. Nhiều nội dung không thể thực hiện được, đó là lý do tại sao hội nghị bị cắt ngắn một buổi so với lịch làm việc ban đầu.

 

Sáng ngày 20-5-2024, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 khai mạc. Trong nhà nước độc tài đảng trị, Quốc hội chỉ là nơi “thể chế hoá các nghị quyết của đảng”.

 

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin, trong Hội nghị Trung ương 9 khóa 13, đảng chưa giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm Bộ trưởng Công an, “vì thế, tại kỳ họp này chưa phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an“, ông Cường phát biểu.

 

Thông tin trên đồng nghĩa với việc Tô Lâm vẫn ôm khư khư ghế Bộ trưởng Bộ Công an.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-42.jpg

Cán bộ cấp cao luôn thể hiện sự “đoàn kết”. Ảnh trên: Tô Lâm ngồi cạnh Trương Thị Mai.

Ảnh dưới: “Em ở đầu sông, anh cuối sông”. Nguồn ảnh: Cắt từ VTV và website Bộ Công an

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/2-24.jpg

 

 

Tiếp tục khủng hoảng

 

Tại hội nghị Trung ương 9, có bốn nội dung tranh cãi gay gắt, để rồi đi vào ngõ cụt:

 

1. Bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị:

 

Cả 4 nhân vật được bầu bổ sung đều là người của các ban đảng:

 

– Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương=ơ]

 

– Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương

 

Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

 

– Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

 

Nhân vật Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, không được bầu vào Bộ Chính trị, sẽ gây ra cuộc sát phạt “một mất một còn” của các thành viên chính phủ.

 

Lê Minh Khái là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ. Nếu Huệ lên A1 (Tổng bí thư), Khái sẽ ngồi A3 (Thủ tướng). Nay Huệ bị phế truất, Khái cũng “tứ bề thọ địch”. Ghế ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ thuộc về Lê Hoài Trung.

 

2. Không bầu bổ sung được thành viên Ban Bí thư:

 

Một nhân vật nào đó chỉ cần vào được Ban Bí thư khóa 13, sẽ chắc suất ngồi ghế Bộ Chính trị khóa 14. Do đó, các phe phải đấu nhau không khoan nhượng. Kết quả, nhân sự của các phe đưa ra lấy phiếu thăm dò đều không đạt yêu cầu. Vì vậy, việc bầu bán tạm dừng, chờ hội nghị lần sau.

 

Tại hội nghị này, yêu sách đưa người của mình vào Ban Bí thư, để nắm Bộ Công an khóa 14 của Tô Lâm đã bị “đánh chặn”. Người của phe Tô Lâm không vào được, người phe khác cũng không thể vào. Việc không bổ sung thành viên Ban Bí thư, gây hệ quả khủng hoảng, thiếu nhân sự cho các vị trí quan trọng cần bổ sung:

 

– Chức danh Chánh văn phòng Trung ương (Lê Minh Hưng đã sang Trưởng ban Tổ chức Trung ương).

 

– Chức danh Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (khi tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sang nắm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng).

 

3. Không giới thiệu được nhân sự để đưa ra Quốc hội bầu và phê chuẩn các chức danh sau:

 

– Bộ trưởng Bộ Công an (thay Bộ trưởng Tô Lâm đã leo lên Chủ tịch nước).

 

– Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (thay Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã lên Chủ tịch Quốc hội).

 

4. Tờ trình xin ý kiến Trung ương về Danh sách quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14, đã bị ách lại:

 

Các bộ, ban, ngành Trung ương và tất cả các địa phương đã tổ chức hội nghị giới thiệu nhân sự quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031, đã hoàn tất cuối tháng 8-2024. Tuy nhiên, đề cử là một việc, chốt danh sách lại là việc khác. Các phe vẫn đang đấu nhau để loại tên này, cắm tên kia, là người của mình vào danh sách quy hoạch.

 

Hồi chuẩn bị đại hội 11, Hồ Đức Việt, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức, chỉ vì gạch tên Nông Quốc Tuấn ra khỏi danh sách, đã bị Nông Đức Mạnh đánh văng ra khỏi đại hội 11.

 

Việc ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai, thành viên Tiểu ban nhân sự đại hội 14 bị “cưa ghế” bất ngờ, đã làm cho cục diện xoay chiều. Danh sách nhân sự chắc chắn sẽ thay đổi khi “bộ tam” Tô Lâm – Lương Cường- Lê Minh Hưng thọc tay vào.

 

 

Nhân tố bất ổn: Tô Lâm

 

Mọi sự chú ý của dư luận xã hội hiện đang đổ dồn vào nhân vật Tô Lâm. Năm 2021, đại hội 13 ra mắt Bộ Chính trị với 18 thành viên. Theo thứ tự trong đảng lúc đó, bộ trưởng Tô Lâm chỉ ở vị trí A13, xếp sau cả Phạm Bình Minh và Trần Tuấn Anh. Khi Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh bị “cưa ghế”, Tô Lâm được đôn lên A10.

 

Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ lần thứ 7 khóa 13, diễn ra hồi tháng 5 năm 2023, lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cả Tô Lâm và Trần Thanh Mẫn chỉ đạt 150/185 phiếu “tín nhiệm cao” trong cuộc chơi này.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3-13.jpg

Ảnh: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong đảng tháng 5-2023. Nguồn: Lê Văn Đoành gửi Tiếng Dân

 

Đến nay, tròn một năm sau ngày lấy phiếu tín nhiệm lần đó, cán cân quyền lực đã quay 180 độ.

 

Sau khi dùng các đòn phép “chứng cứ phạm tội”, “lời khai của bị can”, “kết quả điều tra” … Tô Lâm đã lần lượt đốn ngã các nhân vật sừng sỏ trong Bộ Chính trị khóa 13 gồm: Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai, để nhảy thẳng từ A10 lên A2, xếp trên cả Phạm Minh Chính!

 

Trong số này, Vương Đình Huệ là người cay đắng nhất, từ bỏ giấc mộng đế vương, ngậm ngùi rời chính trường. Huệ được Nguyễn Phú Trọng quy hoạch chức danh Tổng bí thư khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031.

 

Tuy đã vọt lên ghế chủ tịch nước, ung dung chắc suất “nhân sự đặc biệt” khóa 14, nhưng Tô Lâm vẫn không chịu “nhả” ghế Bộ trưởng Bộ Công an. Chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm đang làm Nguyễn Phú Trọng dở khóc, dở cười.

 

Trước đây, ông Trọng đã “ngồi xổm” lên Điều lệ đảng, khi ôm ghế tổng bí thư ba nhiệm kỳ. Nay Tô Lâm bắt chước ông, “ngồi xổm” lên Hiến pháp. Tay trái bộ trưởng Tô Lâm ném người ta vào tù, tay phải chủ tịch nước Tô Lâm cầm bút ký đơn ân xá hoặc giữ nguyên bản án tử hình.

 

Theo khoản 2 điều 88 Hiến pháp, Chủ tịch nước – Bộ trưởng Tô Lâm sẽ có quyền “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ”.

 

Điều này chưa từng có trong lịch sử bất kỳ quốc gia nào, dù đó là nhà nước cộng sản. Hiến pháp bị Tô Lâm biến thành trò chơi khôi hài và giễu cợt.

 

 

Cuộc đua vào ghế A1

 

Đến thời điểm này, lộ rõ hai ứng viên tranh chức tổng bí thư khóa 14: Tô Lâm và Phạm Minh Chính. Nếu Tô Lâm là A1, Phạm Minh Chính sẽ là A2; và ngược lại.

 

Tướng Lương Cường, chỉ là nhân vật “gặp thời” để nhảy lên A5, ngồi ghế Thường trực Ban bí thư, khi cả Thưởng, Huệ, Mai đều bị văng ra khỏi chính trường. Nếu không có biến động này, Lương Cường sẽ về vườn đầu năm 2016, với chức danh Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị.

Quân đội dưới thời tướng Phan Văn Giang bị lép vế so với bên công an. Tô Lâm “làm mưa làm gió” lấn át tất cả, trong khi đó quân đội chỉ biết “kính nhi viễn chi”. Vì vậy, việc Lương Cường tranh A1, gần như đã hết cửa.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/4-7.jpg

Ảnh: Nụ cười xã giao. Nguồn: TTXVN

 

Chính trường Việt Nam đầy rẫy mưu mô và thủ đoạn. Phe nào lên, dân cũng là người khổ nhất. Võ Văn Thưởng, trùm lý luận muốn “Tiếp tục làm sáng tỏ con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đang trốn biệt tăm, không xuất hiện.

 

Còn đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” thì đang hụt hơi và thua trắng khi chơi cờ với các kỳ thủ trong bóng tối.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-38-1024x548.png

Tô Lâm (trái) và Nguyễn Phú Trọng. Ảnh gốc trên mạng, Tiếng Dân edit





BÀI MỚI NGÀY 20/05/2024 (Báo Tiếng Dân)

 



Báo Tiếng Dân

NGÀY 20/05/2024

https://baotiengdan.com/

 

BÀI MỚI

 

Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành  -  20/05/2024

.

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

Tạ Duy Anh  -  20/05/2024

.

Chính trị sẽ… ổn định? (Phần 2)

Blog RFA  -  Đồng Phụng Việt   -  19/05/2024

.

Chính trị sẽ… ổn định? (Phần 1)

Blog RFA  -  Đồng Phụng Việt   -  19/05/2024

.

Trung ương 9 và kỳ họp thứ 7 Quốc hội: ‘Con quay búng sẵn trên trời…’

RFA  -  Trần Hiếu Chân  -  19/05/2024

.

Biếm: Chuyện anh em Chầy, Cối, chẳng biết thế nào mà lần

Quốc Anh  -  19/05/2024

.

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Blog VOA  -  Hoàng Trường  -  19/05/2024

.

Một cú hốt lớn!

Quốc Anh  -  19/05/2024

.

Quan tâm và liên quan

Võ Xuân Sơn   -  19/05/2024

.

Vi hành về miền Đông (Kỳ 2)

Nguyễn Thọ   -  19/05/2024

.

Hôm nay 19 tháng 5!

Lê Huyền Ái Mỹ   -   19/05/2024

.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giải thích Hiến pháp?

Huy Đức  -  19/05/2024

.

Thích Chân Quang và thầy Minh Tuệ

Chu Hồng Quý  -   19/05/2024

.

Chuyện ông Minh Tuệ, quyền lực cho người này, tiền bạc cho người kia

Jackhammer Nguyễn  -  19/05/2024

.

Tham nhũng và chống tham nhũng: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!”

Vượng Lưu    -   19/05/2024

.

Những thiếu sót và bất lợi của dự án kênh Phù Nam Techo

VOA Pham Phan Long, P.E.  - 19/05/2024

 .

Nhân cách ăn mày
Phạm Đình Trọng
  -  18/05/2024

.

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành của sư thầy Thích Minh Tuệ

Blog RFA  -  NamViet   -  18/05/2024

.

Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam cáo buộc sư Minh Tuệ “không phải là tu sĩ Phật giáo”?

Blog RFA  -   Gió Bấc  -  18/05/2024

.

Vẫn là đồng chí Lê Thanh Hải!

Lê Thiếu Nhơn  -  18/05/2024

.

Khi muốn tu phải được… công nhận

Blog VOA  -  Trân Văn  -  17/05/2024

.

 

 







TIN & BÀI NGÀY 19/05/2024

 



TIN & BÀI NGÀY 19/05/2024

 

 

19/05/2024

UKRAINA, BIỂN ĐÔNG. . . THẾ GIỚI LOẠN LẠC, VẮNG BÓNG CẢNH SÁT QUỐC TẾ (Thụy My / RFI)

CUBA GIỮA THỜI BUỔI NGÀNH MÍA ĐƯỜNG SỤP ĐỔ (Will Grant / BBC News)

CHIẾN TRANH UKRAINA : LUẬT CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TỪ 25 TUỔI GIÚP THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG? (Trọng Thành / RFI)

VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTIN Ở UKRAINE – NGÀY 20/5/2024 (Phúc Lai GB)

MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI UKRAINE TẤN CÔNG NHÀ MÁY LỌC DẦU VÀ SÂN BAY CỦA NGA (Reuters)

UKRAINE CÁO BUỘC NGA PHÁO KÍCH VÀO THƯỜNG DÂN Ở VÙNG KHARKIV (Reuters)

NHÀ SÁNG LẬP WIKILEAKS ĐƯỢC PHÉP KHÁNG CÁO CHỐNG DẪN ĐỘ CỦA HOA KỲ (Reuters)

NGA - TRUNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC ĐỂ CHỐNG LẠI ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ (VOA News)

PUTIN KHÔNG ĐẾN VIỆT NAM VÌ VIỆT NAM ĐẤU ĐÁ CUNG ĐÌNH (Người Việt Online)

NHIỀU BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐƯA TIN CÓ 'THIỆN CẢM' VỚI SƯ THÍCH MINH TUỆ (Người Việt Online)

TNLT ĐẶNG ĐĂNG PHƯỚC BỊ KỶ LUẬT BIỆT GIAM 10 NGÀY (RFA)

LUẬT SƯ : CÔNG AN LONG AN MUỐN RÚT KHỎI VỤ TỊNH THẤT BỒNG LAI MỘT CÁCH DANH DỰ (RFA)

CÔNG VĂN CỦA GIÁO HỘI PGVN ĐỐI VỚI SƯ MINH TUỆ CHO THẤY "AI MỚI LÀ BẬC CHÂN TU" (RFA)

“VIÊN PHÈN” THÍCH MINH TUỆ (Bài viết của tác giả là một người Công Giáo)

XÀM TĂNG THÍCH CHÂN QUANG NÓI NHỮNG GÌ, ĐỒNG BÀO CÓ NGHE RÕ KHÔNG? (Trúc Phương / Người Việt)

BÀ TRƯƠNG THỊ MAI MẤT CHỨC, CHÍNH TRƯỜNG NHIỄU ĐỘNG, TỪ GÓC NHÌN QUỐC TẾ (BBC News Tiếng Việt)

TRUNG ƯƠNG 9 : BƯỚC NGOẶT HAY NGÕ CỤT? (Hoàng Trường / VOA Tiếng Việt)

TRUNG ƯƠNG 9 VÀ KỲ HỌP THỨ 7 QUỐC HỘI : 'CON QUAY BÚNG SẴN TRÊN TRỜI. . .' (Trần Hiếu Chân / Blog RFA)

TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CSVN CHỌN BỘ TRƯỞNG CÔNG AN TÔ LÂM LÀM TÂN CHỦ TỊCH NƯỚC (BBC | VOA | RFI | Người Việt)

VĂN BÚT MỸ VINH DANH TÁC GIẢ PHẠM ĐOAN TRANG (VOA Tiếng Việt)

BÀI MỚI NGÀY 19/05/2024 (Báo Tiếng Dân)

TIN & BÀI NGÀY 18/05/2024







UKRAINA, BIỂN ĐÔNG. . . THẾ GIỚI LOẠN LẠC, VẮNG BÓNG CẢNH SÁT QUỐC TẾ (Thụy My / RFI)

 



Ukraina, Biển Đông… Thế giới loạn lạc, vắng bóng cảnh sát quốc tế

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 19/05/2024 - 00:32

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240518-ukraina-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-lo%E1%BA%A1n-l%E1%BA%A1c-v%E1%BA%AFng-b%C3%B3ng-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF

 

Nằm gần biên giới Nga và thiếu vũ khí phòng không, Kharkiv đang chịu áp lực nặng nề trong đợt tấn công mới của Matxcơva – phóng sự của Le Point mô tả. Courrier International cho rằng thế giới bắt đầu chia rẽ kể từ cuộc xâm lăng Ukraina, trật tự quốc tế từ sau Đệ nhị Thế chiến đang lung lay. Bóng ma nguyên tử khiến chiến thắng ngỡ trong tầm tay Ukraina phải lùi xa, nhưng nếu dùng đến, sẽ là hồi kết cho Putin, theo L’Express.

 

https://s.rfi.fr/media/display/00308c86-1566-11ef-a8fb-005056a97e36/w:980/p:16x9/kharkov_24.webp

Cảnh sát giúp dân làng Vovtchansk di tản về Kharkiv vì Nga oanh kích dữ dội, ngày 17/05/2024. REUTERS - Vyacheslav Madiyevskyy

 

Ngoại trừ Le Nouvel Obs dành trang bìa cho thủ lãnh trẻ tuổi của đảng cực hữu Pháp, chạy tít « Chiếc bẫy Bardella », tình hình thế giới bất ổn là mối quan tâm chính của các tuần báo khác kỳ này. Courrier International nhận định « Phương Tây đối mặt với phần còn lại của thế giới ». The Economist đặt vấn đề « Liệu nước Mỹ có đứng trước thách thức độc tài ? ». Hồ sơ của L’Express nói về « Quân đội Pháp, những kịch bản chiến tranh ». Le Point chọn ảnh trang bìa là tổng thống Ukraina với dòng tít « Putin tiến lên, châu Âu chao đảo : giờ định mệnh ».

 

 

Đạo diễn trẻ Việt Nam trước lưỡi kéo kiểm duyệt

 

Liên quan đến Việt Nam trên lãnh vực văn hóa, Le Monde số cuối tuần nói về « Các nhà điện ảnh Việt Nam, giữa sự táo bạo và kiểm duyệt ». Chẳng hạn như Trương Minh Quý đang có bộ phim dự thi ở Liên hoan điện ảnh Cannes, đại diện cho một thế hệ đạo diễn mới đang nổi lên.

 

« Việt và Nam » là bộ phim dài thứ ba của đạo diễn 34 tuổi, được chọn vào danh sách « Un certain regard » (Nhãn quan độc đáo) của Festival Cannes lần thứ 77. Cục Điện Ảnh nhận định : « Tên và nội dung phim, ý tưởng và chủ đề cho thấy một cái nhìn đen tối, không lối thoát và tiêu cực đối với đất nước và con người Việt Nam », nên cấm chiếu trong nước cũng như ở ngoại quốc. Tuy vậy « Việt và Nam » vẫn được dự thi với quốc tịch Philippines, sẽ được trình chiếu ngày 22/05 tại Cannes.

 

Hai nhân vật Việt và Nam trong phim là người đồng tính, nhưng dường như không phải là lý do để cấm vì không còn là cấm kỵ. Các nhà kiểm duyệt có lẽ dị ứng với chi tiết một cựu chiến binh thú nhận một tội ác, một gia đình nhờ đến nhà ngoại cảm để tìm hài cốt bộ đội mất tích…Chế độ không đùa với những nguyên tắc Mác-Lênin (giai cấp công nhân, vô thần…). Tên phim cũng đụng chạm đến quốc hiệu. Đạo diễn nói : « Với những nhà điện ảnh khác cùng thế hệ, chúng tôi muốn làm những phim có ý nghĩa, và cảm thấy có nghĩa vụ nói về lịch sử ».

 

Trương Minh Quý nằm trong số các đạo diễn 25-35 tuổi đang gây khó chịu cho lưỡi kéo kiểm duyệt, qua các cảnh tình dục, bạo lực, và cả việc đặt lại vấn đề về lịch sử phức tạp của đất nước với những vết thương vẫn chưa lành. Vết thương của một đất nước đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài suốt một thời gian dài (Pháp, Mỹ, Trung Quốc…) và cả nội chiến Bắc-Nam, những câu chuyện bịa đặt xen lẫn với ký ức cá nhân và gia đình.

 

Những bộ phim độc lập của họ thường được chú ý trong các Liên hoan phim nước ngoài. « Cu Li không bao giờ khóc » của Phạm Ngọc Lân được giải Phim đầu tay xuất sắc nhất ở Berlin tháng 2/2024, « Bên trong vỏ kén vàng » của Phạm Thiên Ân giải Caméra vàng ở Cannes năm 2023. Hồi năm 2010, « Bi, đừng sợ ! » của Phan Đăng Di làm phim Việt Nam đầu tiên được chọn tranh giải ở Cannes và được tặng giải ở một số Liên hoan khác.

 

 

Kharkiv : Vội vã di tản dưới mưa bom

 

Tại Ukraina, đặc phái viên Le Point, Boris Mabillard có mặt ở tuyến đầu khi Vladimir Putin tung quân sang Kharkiv, mở ra một mặt trận mới. Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi giúp đỡ, nhưng liệu có ai lắng nghe hay không, tuy châu Âu đang trong giờ phút quyết định.

 

Phóng viên Pháp mô tả cảnh di tản của dân làng Voltchansk. Một bà cụ lỉnh kỉnh những túi xách, trên tay cầm hai hộp carton đựng đồ quý giá : một bên là những chú gà con, bên kia là mấy con mèo con, sau khi đau lòng bỏ lại căn nhà và lũ chó. Vài người hàng xóm vội vã đến chào từ biệt, vì không thể đứng lâu giữa đường dưới cặp mắt cú vọ của drone địch. Bỗng chốc có tiếng máy bay, mọi người sợ hãi nhìn lên trời - một quả bom lượn KAB đang còn cách khoảng 30 mét. Tất cả nằm rạp xuống đất kể cả bà già, tay vẫn không rời đám gà con. Sức ép cách đó 200 mét rất lớn, nhưng nhờ một bức tường bảo vệ, không ai bị thương.

 

Từ khi Nga tung ra đợt tấn công mới vào Kharkiv vào lúc 4 giờ rưỡi sáng ngày 10/05, hàng loạt bom ập xuống khu vực biên giới này, từ bom lượn đến rốc-kết BM-21 Grad. Quân Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina với xe tăng, thiết giáp và bộ binh, các drone địch giám sát thường trực xa lộ. Không có thiết bị gây nhiễu drone, sử dụng con đường vô cùng nguy hiểm. Trên xa lộ từ Kharkiv về hướng Nga, chạy qua Ruska Lozova, xe cộ liên tục lao nhanh, ngay cả những khẩu đại bác Howitzer cũng phi như tên bắn. Tại một bãi đậu xe, một viên chỉ huy trao đổi với các sĩ quan từ các đơn vị khác đến chi viện khẩn cấp, mà nhà báo không có quyền nêu tên.

 

 

Thiếu phòng không, Ukraina chịu sức ép nặng nề

 

Quân Nga liên tục tràn vào, đẩy lui được đợt này thì lại đến đợt khác như những con thiêu thân. Những ngôi làng bị chiếm đóng rồi được giải phóng năm 2022, có nguy cơ bị chiếm trở lại. Bộ Tổng tham mưu Ukraina nhìn nhận khó khăn nhưng vẫn trụ được. Ihor Terekhov, thị trưởng Kharkiv từ một địa điểm bí mật tố cáo Matxcơva thường xuyên nhắm vào thường dân. Bản thân ông phải thay đổi nơi trú ẩn nhiều lần trong tuần.

 

Kharkiv chịu đựng nhiều hỏa tiễn hơn Kiev, vì gần biên giới, hỏa tiễn siêu thanh chỉ mất một phút để đến nơi. Vả lại Kharkiv chỉ có mỗi một hệ thống Patriot cùng chia sẻ với một thành phố miền đông. Những vũ khí chi viện sớm nhất vào cuối tháng Năm mới đến nơi, đa số sẽ đến trong mùa hè. Tổng cộng trên 50.000 quân Nga đươc huy động. Tuy nhiên theo tình báo quân đội Ukraina, cần đến 250.000 quân để kiểm soát được một thành phố lớn như Kharkiv, còn theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) phải đến 300.000 lính.

 

Thống đốc Oleh Synehoubov nhận định, cư dân Kharkiv đa số là người nói tiếng Nga, Vladimir Putin tưởng rằng lính Nga sẽ được tưng bừng đón tiếp nhưng ngược lại, người dân tổ chức kháng chiến. Cay cú, nhà độc tài nay muốn trả thù. Thay thế bộ trưởng quốc phòng Serguei Choigu bằng nhà kinh tế Andrei Belooussov, Kremlin muốn đối đầu lâu dài với phương Tây.

 

Tối thứ Ba, chuyến tàu đêm đưa tới Kiev một người khách quan trọng : ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông hứa với tổng thống Zelensky là những vũ khí mới « đang trên đường đến ». Còn châu Âu ? Emmanuel Macron đã cố gắng cảnh báo « Châu Âu của chúng ta có thể tiêu vong ». Nhưng Le Point lưu ý là đã từ lâu tổng thống Pháp không lên chuyến tàu đêm thăm Kiev, chuyến đi gần nhất là tháng 6/2022 cách đây gần hai năm.

 

 

Bao giờ Kiev được dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga ?

 

Le Figaro cuối tuần nhận thấy « Dưới áp lực ở Kharkiv, quân đội Ukraina muốn tấn công sang lãnh thổ Nga ». Đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu, Kiev tung ra một loạt drone về phía Crimée và các vùng Krasnodar, Belgorod của Nga.

 

Đô đốc Rob Bauer, chủ tịch ủy ban quân sự của NATO trong cuộc họp hôm thứ Năm tại Bruxelles nhận xét : « Đối với đồng minh, một tuần lễ là một tuần lễ. Nhưng ở Ukraina, một tuần trôi qua có nghĩa là một người mẹ, một người cha, một đứa trẻ hay một người bạn đã mất đi vĩnh viễn ». Tình hình xấu đi ở Kharkiv, sau một tuần quân Nga đã hủy diệt toàn bộ làng Vovtchansk bằng xe tăng và đạn pháo, chiếm được 250 kilomet vuông. Nhưng tướng Mỹ Christopher Cavoli cho rằng Nga không có khả năng làm một cú đột phá chiến lược. Tổng tham mưu trưởng Ukraina, tướng Syrsky cho biết đang chuẩn bị bảo vệ Sumy. Song song đó, Kiev tìm cách đánh vào hậu phương Nga, kể cả cơ sở hạ tầng năng lượng.

 

Cho đến nay, Ukraina chỉ sử dụng drone của mình hay dùng đặc nhiệm đến tấn công sang bên kia biên giới, nhưng khả năng dùng vũ khí phương Tây có hy vọng sắp được giải tỏa. Lằn ranh đỏ của Washington xem chừng có thể xóa nhòa, khi ngoại trưởng Blinken đã lấp lửng đề cập đến, sau khi đồng nhiệm Anh David Cameron tuyên bố Ukraina có quyền dùng vũ khí Anh trên đất Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định giới hạn do Mỹ đặt ra đã trói tay Ukraina trong việc bảo vệ Kharkiv. Tại Hoa Kỳ, ủy ban Helsinki gồm các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ hôm thứ Tư đòi hỏi Washington « cho phép » dùng vũ khí phương Tây để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga. Tuần trước, một phái đoàn nghị sĩ Ukraina đến thăm thủ đô nước Mỹ với thông điệp tương tự.

 

 

Chiến thuật vùng xám : Tập Cận Bình cần thấy cái giá phải trả

 

Về quan hệ Nga-Trung, The Economist nhận định « Tập Cận Bình khôn khéo hơn Vladimir Putin, nhưng cũng gây rối không kém ». Hai năm sau khi Tập Cận Bình tuyên bố đối tác « không giới hạn » với Vladimir Putin, đôi bên vừa tái ngộ ở Bắc Kinh hôm 16 và 17/05. Các công ty Trung Quốc bán cho Nga các mặt hàng cần thiết để chế tạo vũ khí, tuần duyên Trung Quốc đe dọa các tàu trên Biển Đông, gián điệp Trung Quốc xâm nhập nhiều nước. Những vấn đề của ông Tập gây ra cho thế giới tinh vi hơn nhiều so với một Putin hiếu chiến.

 

Bắc Kinh ủng hộ các Nhà nước bị cô lập để thách thức và chia rẽ phương Tây, nhưng tránh đối đầu trực diện. Cách « cưỡng bức ở vùng xám » trên Biển Đông không phải là chiến tranh nhưng nhằm làm yếu đi địch thủ. Câu hỏi cho tất cả các nước tuân thủ trật tự quốc tế là có thể để cho Tập Cận Bình đi đến đâu. Liên quan đến Nga, nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã đi khá xa, siết chặt thêm mối liên hệ về quân sự và thương mại. Không có Trung Quốc, Nga không thể theo đuổi chiến tranh lâu dài. Một cuộc chiến kéo dài làm lung lay sự đoàn kết phương Tây, có lợi cho Bắc Kinh.

 

Trên Biển Đông, vùng biển rộng lớn hơn Địa Trung Hải, tuần duyên Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu Philippines bằng vòi rồng đủ mạnh để làm gãy gập kim loại, quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí Malaysia. Phía Đài Loan cũng căng thẳng khi ông Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) sắp nhậm chức tổng thống ngày 20/05. Bắc Kinh ngày càng hành động như là biên giới trên không và trên biển không hiện hữu. Nếu phản ứng mạnh có nguy cơ gây căng thẳng, còn nếu không làm gì lại có nghĩa là nhường bước cho Trung Quốc hoành hành. Theo The Economist, phương Tây cần phải tố cáo các hành động của Bắc Kinh, đánh động dư luận - các thăm dò tại những nước bị Trung Quốc cưỡng ép đều bất lợi cho Bắc Kinh.

 

Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đồng minh, không phải vì từ thiện, nhưng đây là ưu thế của siêu cường mà Trung Quốc đang thiếu thốn. Các nhà độc tài chỉ lùi bước trước sức mạnh. Cuối cùng, nên khai thác nhu cầu ổn định của ông Tập. Không bỏ rơi Nga, nhưng Bắc Kinh cũng không cung cấp vũ khí sát thương, và thuyết phục Matxcơva không dùng vũ khí nguyên tử ở Ukraina. Trong khi kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc muốn tránh bị cắt đứt với phương Tây, nên cách tốt nhất để răn đe Tập Cận Bình không dấn lên ở vùng xám, là chứng tỏ cho ông ta thấy cái giá phải trả.

 

 

Thế giới bất ổn, không còn cảnh sát toàn cầu

 

Nhìn toàn cảnh, Courrier International cho rằng thế giới bắt đầu chia rẽ kể từ cuộc xâm lăng Ukraina, và hố ngăn cách càng sâu thêm với chiến tranh Gaza. Trật tự quốc tế từ sau Đệ nhị Thế chiến đang lung lay.

 

Tuần báo Pháp dịch bài viết của The New Statesman xuất bản ở Luân Đôn, cho biết trong một buổi ăn tối riêng tư cách đây vài tháng, một bộ trưởng châu Âu nói rằng nếu Donald Trump đắc cử và ngưng viện trợ cho Ukraina, và nếu các nước lớn châu Âu không thay chân, quốc gia của ông là thành viên NATO không có chọn lựa nào khác là chiến đấu bên cạnh Kiev trên lãnh thổ Ukraina. Tại sao lại phải chờ đợi Ukraina thất bại để rồi Matxcơva cưỡng bức động viên tại đất nước vừa chiếm được để mở rộng thêm hàng ngũ quân Nga, sẵn sàng lao vào một cuộc phiêu lưu mới ?

 

Một số khách mời cảm thấy an tâm khi tất cả đều không sẵn sàng hy sinh Ukraina, số khác lo ngại bị lôi kéo vào chiến tranh. Nhưng trên thực tế, cả châu lục đều đã huy động vào cuộc chiến đã mở rộng hơn so với cách đây hai năm. Nga và Ukraina đều xây dựng chiến tuyến dọc theo biên giới, chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Litva, Latvia, Estonia cùng bắt tay lập phòng tuyến chung tại biên giới với Nga và Belarus. Tại Trung Đông, sự trả đũa chừng mực vào Iran của Israel khiến mọi người thở ra nhẹ nhõm, nhưng có lẽ đôi bên cùng chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài.

 

Quay lại với Ukraina, sở dĩ cuộc chiến này có tầm quan trọng lịch sử là vì nó đánh dấu thời điểm các quốc gia dân chủ phương Tây không còn vai trò « cảnh sát » toàn cầu. Những nhà trung gian cố gắng tái lập trật tự tại nhiều điểm nóng nay đã trở thành các tác nhân tích cực. Từ khi Vladimir Putin xua quân sang Ukraina, sự nguy hiểm không chỉ ở chỗ đây là cuộc chiến quy mô nhất ở châu Âu từ sau Đệ nhị Thế chiến, mà còn vì nhiều cường quốc đều can dự và không còn ai ngăn cản chiến tranh lan rộng. Việc Putin dọa dẫm bằng bóng ma nguyên tử khiến Mỹ ngần ngại khi chi viện cho Kiev. Vũ khí nguyên tử từ nay mang tính tấn công thay vì tự vệ, làm cho chiến thắng của Ukraina ngỡ đã đến gần nay đang lùi xa.

 

 

Quân đội Pháp chuẩn bị đối phó những viễn cảnh đen tối

 

Về phía Pháp, L’Express tự hỏi « Nga, Trung Quốc, Tân Calédonie…Quân đội Pháp chuẩn bị cho những kịch bản tệ hại nhất ra sao ». Tuần báo nghiên cứu các điều kiện để Pháp tham chiến từ nay đến 2030. « Hãy luôn nghĩ đến nhưng đừng bao giờ nói ra », câu nói của Léon Gambetta có thể áp dụng trong trường hợp tổng thống Pháp, với tuyên bố không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraina. Sự « nhập nhằng chiến lược » là cần thiết. Tại sao lại báo trước cho kẻ địch ý định của mình, trong khi có thể để cho hắn ta phải sống trong trạng thái phập phồng thường trực ?

 

Bộ Quân Lực Pháp từ lâu đã xem xét khả năng lâm chiến, Red Team gồm các nhà nghiên cứu và nhà văn chuẩn bị các kịch bản khác nhau. Nhà báo Alexandra Saviana của L’Express đã dành một năm trời bên cạnh các chiến lược gia này, và vừa xuất bản cuốn sách « Những kịch bản đen tối của quân đội Pháp », với 11 cuộc xung đột đang rình rập từ nay đến 2030, dựa trên phân tích của 106 chuyên gia. Cuộc xâm lăng Ukraina cho thấy tình báo Pháp sai lầm khi tin rằng Nga dựa trên lý tính theo kiểu phương Tây, trong khi Putin dựa vào cảm xúc.

 

Với Trung Quốc, theo nhà nghiên cứu Emmanuel Véron, phải cảnh giác trước kiểu « lăng trì » làm cho nạn nhân chết từ từ. Trong địa chính trị, Bắc Kinh có thể lợi dụng sự ngây thơ của Paris để chiếm chỗ ở Thái Bình Dương, hay « soft power » ở Tân Calédonie, xúi giục đòi độc lập. Lịch sử 25 năm gần đây cho thấy Nga rất thông thạo trong việc phối hợp những phương tiện gián tiếp trong chiến tranh – kinh tế, gây ảnh hưởng, gián điệp, lũng đoạn thông tin, và những vụ tấn công bất ngờ.

 

 

Dùng vũ khí nguyên tử ? Sẽ là hồi kết cho Putin !

 

Kịch bản tệ hại nhất là những nhân vật như Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ và chủ trương co cụm, hoặc bỏ quên châu Âu để tập trung vào Trung Quốc. Cuối cùng, tình báo Pháp đặc biệt lo ngại bị khủng bố trong Thế vận hội Paris, nên lễ khai mạc trên sông Seine đã có thay đổi. Còn về địa điểm, tổng thống Macron cho biết « có các kế hoạch B thậm chí kế hoạch C ».

 

Một trong những giả thiết được L’Express dẫn ra là Nga xâm lăng các nước Baltic với 22 sư đoàn. NATO kích hoạt điều 5, trong vòng 48 giờ 13.000 quân nhân hướng về Litva và Ba Lan để chặn lại, Pháp loan báo gởi 15.000 quân. Lực lượng Belarus tiến vào được Riga, thủ đô Latvia ; các trận đánh diễn ra ở Estonia. Hoa Kỳ đành can thiệp, một lực lượng Mỹ đến cảng La Haye, bốn ngày sau NATO mở chiến dịch trên bộ và nhảy dù. Quân Nga rút khỏi Talinn, thủ đô Estonia. Chiến dịch đổ bộ phối hợp giữa Mỹ, Thụy Điển và Na Uy đánh bại quân Belarus.

 

Putin quyết định điều khó thể tưởng tượng : dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật tấn công Estonia từ Belarus. Ba trăm người thiệt mạng cả thường dân và quân nhân. Không muốn trực tiếp ra tay, Washington cung cấp thông tin để Pháp và Anh nhắm vào một trong những boong-ke nơi Vladimir Putin ẩn nấp. Ba ngày sau, một cuộc cách mạng cung đình nổ ra ở Matxcơva. Trong vài ngày hoặc một tuần, nhà lãnh đạo Nga không còn nữa, chiến tranh dừng lại ở châu Âu. Một bước ngoặt địa chính trị mới bắt đầu. 

 

 





CUBA GIỮA THỜI BUỔI NGÀNH MÍA ĐƯỜNG SỤP ĐỔ (Will Grant / BBC News)

 



Cuba giữa thời buổi ngành mía đường sụp đổ

Will Grant

BBC News

19 tháng 5 2024, 14:05 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cglly3zrx7vo

 

Từ lúc lớn lên và biết dùng rựa, những người đàn ông của hợp tác xã sản xuất đường Yumuri đã làm việc trên những cánh đồng mía bao quanh thành phố Cienfuegos (Cuba).

 

Chặt mía là tất cả những gì Miguel Guzman biết làm. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân và bắt đầu công việc vất vả, bạc bẽo này từ khi còn là một thiếu niên.

 

Đường từng đóng vai trò trụ cột nền kinh tế Cuba trong hàng trăm năm. Đây không chỉ là một mặt hàng xuất khẩu chính của đảo quốc này mà còn đóng vai trò quan trọng trong một ngành công nghiệp khác của đất nước: rượu rum.

 

Những người Cuba lớn tuổi nhớ lại thời kỳ mà các gia đình như nhà ông Guzman chính là nền tảng để phát triển đất nước.

 

Tuy vậy, ông Guzman thừa nhận rằng ông chưa bao giờ chứng kiến ngành đường rơi vào tình trạng phá sản và suy thoái như hiện nay. Ngay cả lúc hoạt động thương mại đường béo bở giữa Cuba và Liên Xô mất đi sau Chiến tranh Lạnh cũng không nghiêm trọng như bây giờ.

 

Lạm phát tăng phi mã, sự thiếu hụt hàng hóa thiết yếu và lệnh cấm vận kéo dài hàng chục năm của Mỹ đã tạo ra tương lai kinh tế ảm đạm trên mọi lĩnh vực ở Cuba. Nhưng bức tranh kinh tế đặc biệt âm u trong ngành thương mại đường.

 

"Không đủ xe tải và thiếu hụt nhiên liệu đồng nghĩa với việc chúng tôi phải chờ vài ngày mới có thể làm việc được," ông Miguel Guzman nói trong khi đang đứng trong bóng râm để chờ đợi những chiếc xe tải được sản xuất từ thời Liên Xô.

 

Việc mất nhiều thời gian như vậy ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng.

 

Trong mùa vụ trước, sản lượng đường thô của Cuba giảm xuống chỉ còn 350.000 tấn, mức thấp nhất từ trước đến nay và cách rất xa so với mức 1,3 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2019.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/b74f/live/79545340-1593-11ef-a5f9-c9e97f2e93cf.png

Ông Guzman cho biết tiền lương của mình hầu như chẳng mua được gì

 

Ông Miguel Guzman là một trong những tay chặt mía nhanh nhất trong nhóm của mình, hay còn gọi là "peloton". Những người sếp công nhận ông là một trong những thợ chặt mía hiệu quả nhất Cuba. Nhưng ông Miguel Guzman nói rằng ngoài tình yêu với ngành này, ông chẳng nhận được bất kỳ sự khích lệ tài chính nào để tăng năng suất cả.

 

"Tiền lương tôi hầu như chẳng mua được bất kỳ thứ gì. Nhưng chúng tôi làm gì được? Cuba cần đường," ông nói, không hề phóng đại về tình hình lạm phát ngày càng tồi tệ của Cuba.

Cuba hiện phải nhập khẩu đường để đáp ứng nhu cầu trong nước - một điều mà trước đây không ai dám nghĩ tới. Hiện thực này khác xa so với những năm huy hoàng khi đường Cuba được xuất khẩu khắp thế giới, khiến cả vùng Caribe ghen tị.

 

Bên trong Ciudad Caracas, một nhà máy đường từ thế kỷ 19 gần thành phố Cienfuegos, không khí đặc quánh mùi mật mía.

 

Những bánh răng cưa lỗi thời, rỉ sét nghiền hàng tấn mía thành bột và nước. Các công nhân nói với phóng viên BBC rằng đây là một trong khoảng hơn hai mươi nhà máy đường còn hoạt động ở Cuba.

 

"Nhờ sự chăm chỉ và nỗ lực của công nhân, có thêm 4 nhà máy hoạt động trong mùa vụ này so với dự kiến ban đầu," Dionis Perez, Giám đốc truyền thông của công ty đường quốc doanh Azcuba, cho biết.

 

"Nhưng 29 nhà máy khác vẫn đang đình trệ," ông Perez thừa nhận.

 

"Đây là một thảm họa. Ngành công nghiệp đường ở Cuba hiện nay gần như không tồn tại," ông Juan Triana từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Cuba ở thủ đô Havana đánh giá.

 

·        Trung Quốc có lập căn cứ do thám Mỹ ở Cuba hay không?

19 tháng 6 năm 2023

·        'Tôi không thấy có tương lai ở Cuba'

11 tháng 2 năm 2023

·        Án tù tới 25 năm cho người Cuba biểu tình chống chính phủ

14 tháng 6 năm 2022

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/c98f/live/f67c5e20-1599-11ef-a5f9-c9e97f2e93cf.png

Chụp lại hình ảnh,Ciudad Caracas là một trong những nhà máy đường còn hoạt động ở Cuba

 

 

Ông Triana lập luận rằng sự sụt giảm của sản lượng đường có tác động nghiêm trọng đến các bộ phận khác của nền kinh tế Cuba, bao gồm cả thu nhập xuất khẩu từ rượu rum.

 

“Chúng tôi đang sản xuất lượng đường bằng với giữa thế kỷ 19,” ông nhận xét.

 

Tình hình đã trở nên trầm trọng hơn do chính sách "áp lực tối đa" của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính quyền ông Trump đã tăng cường lệnh cấm vận thương mại đối với đảo quốc này. Ông Biden sau đó cũng gia hạn thêm lệnh cấm.

 

Nhưng lệnh cấm vận từ Mỹ không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới những khó khăn mà Cuba đang gặp phải.

 

Nhiều năm quản lý yếu kém và sự thiếu hụt đầu tư đã tàn phá ngành công nghiệp từng phát triển mạnh mẽ này. Ngày nay, ngành đường chỉ nhận được dưới 3% đầu tư của nhà nước do chính phủ Cuba đang hậu thuẫn du lịch để ngành này trở thành động lực kinh tế chính thay thế.

 

Martin Nizarane là một người vẫn xoay xở để kiếm đủ đường. Là một phần của thế hệ doanh nhân tư nhân mới tại Cuba, công ty Clamanta của ông Nizarane chuyên sản xuất sữa chua và kem tại một nhà máy ở ngoại ô Havana.

 

Ông Nizarane cho phóng viên BBC xem những bao đường nhập khẩu với số lượng lớn từ Colombia và chia sẻ rằng ông hy vọng sẽ sớm tăng gấp đôi sản lượng.

 

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ca ngợi công ty Clamanta là hình mẫu cho tương lai.

 

Sự tán dương đó từ giới lãnh đạo, đối với nhiều người, đồng nghĩa với sự chuyển biến trong cách nghĩ.

 

Mặc dù nhà nước Cuba có thể coi "tư bản" là một từ xấu xa, nhưng đây hoàn toàn là hoạt động kinh doanh theo mô hình tư bản thuần túy, ngay cả khi ông Martin Nizarane thể hiện tinh thần cách mạng của mình bằng cách trang trí văn phòng với những tấm hình ông ôm cố lãnh đạo Fidel Castro.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/998a/live/7e4c7250-159e-11ef-976f-87c9f89e656e.png

Ông Martin Nizarane cho biết mình không hề nhận được bất kỳ đặc quyền nào

 

Khi được hỏi liệu mình có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Cuba để có thể sở hữu một doanh nghiệp tư nhân phức tạp như vậy hay không, ông Nizarane đã nhanh chóng phủ nhận.

 

"Tôi không phải là một cán bộ Cuba. Doanh nghiệp này là một hình thức sản xuất ngoài nhà nước, bán hàng cho cả công ty nhà nước lẫn tư nhân," ông phản bác.

 

"Nhà nước đối xử với tôi như bao doanh nhân tư nhân khác, không có đặc quyền gì cả," ông nói tiếp.

 

Sự sụp đổ của ngành mía đường chỉ là một phần trong nền kinh tế suy thoái của Cuba.

 

Vào hôm 1/3, trong bối cảnh lạm phát leo thang, chính phủ đã áp mức tăng giá đối với xăng dầu trợ giá lên gấp 5 lần tại các cây xăng.

 

Các quan chức cho biết đây là một quyết định khó khăn nhưng chính phủ không còn đủ khả năng chi trả các khoản trợ cấp nhiên liệu cao như vậy.

 

Khi đang xếp hàng đổ xăng vào ngày giá mới có hiệu lực, ông Manuel Dominguez cho rằng lập luận của các quan chức không thuyết phục.

 

Ông Dominguez cho biết quyết định này gây tổn hại đến các tài xế như mình và người dân Cuba đang phải chịu đựng nhiều hơn bao giờ hết. Ông nói:

 

"Không có mối quan hệ nào giữa thu nhập của chúng tôi và giá cả hiện nay, cho dù là giá nhiên liệu, giá thực phẩm trong cửa hàng hay giá của bất kỳ thứ gì khác."

 

"Cần phải có mối tương quan giữa tiền lương của chúng tôi và chi phí của mọi thứ, bởi vì hiện nay, đối một người Cuba bình thường, thực sự không ai kham nổi tiền xăng dầu."

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/98a3/live/3db673a0-15a1-11ef-9b12-1ba8f95c4917.png

Nhiều người Cuba hiện phải vật lộn để chi trả tiền xăng

 

Vài ngày sau khi giá xăng tăng, Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Alejandro Gil Fernandez đã bị bắt với cáo buộc tham nhũng. Một số người cho rằng ông đã trở thành vật tế thần cho tình trạng kinh tế Cuba.

 

Dù sao đi nữa, đó là một thất bại ê chề được công khai. Nhưng hầu hết mọi người đều tin rằng để kéo Cuba thoát khỏi những tai ương kinh tế thì việc trảm một bộ trưởng là chưa đủ.

 

Trở lại cánh đồng mía ở Cienfuegos, những người thợ thu hoạch mía vẫn đang làm việc vật vả với rất ít lạc quan.

 

Khi nói về ngành công nghiệp đường ở Cuba, sẽ luôn có người trích dẫn câu nói nổi tiếng của đảo quốc này: “Không có đường thì không có đất nước.”

 

Đối với nhà kinh tế học Cuba Juan Triana, ý nghĩa của khẩu hiệu ấy đang bị thử thách.

 

Một phần tinh túy của bản sắc dân tộc - một phần DNA của hòn đảo này - đang xói mòn trước mắt người dân Cuba.

 

"Trong khoảng hơn 150 năm, ngành mía đường đã vừa là nguồn thu xuất khẩu chính vừa là đầu tàu cho phần còn lại của nền kinh tế. Đó là những gì chúng tôi đã đánh mất," ông Triana nói.

 

-----------------

Tin liên quan

 

Điều tra của Reuters: Nga chiêu mộ công dân Cuba ra chiến trường Ukraine như thế nào?

1 tháng 10 năm 2023

.

Cuba phát hiện đường dây tuyển quân cho Nga đánh Ukraine

5 tháng 9 năm 2023

.

Khủng hoảng năng lượng, Cuba xoay sang 'đồng minh cũ' Nga để nhận trợ giúp

5 tháng 7 năm 2023





View My Stats