Tuesday 21 May 2024

CUỘC CHIẾN QUYỀN LỰC LÃNH ĐẠO CẤP CAO CHƯA CHẤM DỨT (Trà My - Thái Hà - Hoàng Phúc)

 



Cuộc chiến quyền lực lãnh đạo cấp cao chưa chấm dứt

Trà My - Thái Hà - Hoàng Phúc

20/05/24

 https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/32968-cu-c-chi-n-quy-n-l-c-lanh-d-o-c-p-cao-chua-ch-m-d-t

 

Tô Đại đã để vuột mất chiến thắng trước Tổng Trọng trong gang tấc như thế nào ?

Trà My, Thoibao.de, 20/05/2024

 

Hội nghị Trung ương 9 của Đảng cộng sản Việt Nam kết thúc sáng 18/5, theo lịch trình đã sắp xếp, với thời gian 3 ngày, trong bối cảnh, cuộc chiến quyền lực trên thượng tầng lãnh đạo cấp cao có dấu hiệu cho thấy, phe Tổng Trọng đã lật ngược được thế cờ, đẩy Bộ trưởng Tô Lâm vào thế bị động.

 

https://live.staticflickr.com/65535/53735761385_e5d5665e49.jpg

Đại tướng Tô Lâm, Bí thư Đảng ủy Công an trung ương đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự hội nghị ngày 7/12/2022

 

Theo giới quan sát, nhiều tháng qua, ông Tô Lâm và lãnh đạo Bộ Công an lợi dụng chủ trương chống tham nhũng "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", để hạ bệ hàng loạt lãnh đạo cấp cao.

Đáng chú ý, bà Trương Thị Mai – một chính khách nữ nổi tiếng, về điều được cho là "sạch sẽ nhất", bất ngờ chủ động xin từ chức, và được Ban Chấp hành Trung ương chuẩn thuận trong ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 9.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, đã có liên tiếp 3/5 lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng lần lượt khăn gói ra đi, với cùng tội danh tham nhũng. Theo một số ý kiến, nhân vật kế tiếp sau bà Mai sẽ bị Bộ Công an "rờ tiếp", khả năng cao sẽ là Tổng Trọng, chứ không phải ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Chính phủ.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao, Bộ trưởng Tô Lâm và Ban lãnh đạo Bộ Công an đang ở thế mạnh như chẻ tre trước đó, bỗng bị lật ngược thế cờ nhanh chóng, "từ đỉnh cao về vực sâu" ?

Có một điều cần khẳng định, đó là, sự góp mặt của các tướng lĩnh Bộ Quốc phòng như Lương Cường và Phan Văn Giang, đã giúp ông Trọng nhanh chóng xoay chuyển tình thế, là điều ai cũng biết. Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, một loạt hồ sơ về các sai phạm của Bộ trưởng Tô Lâm và Công ty Xuân Cầu Holdings – Công ty gia đình của Tô Lâm, với quy mô khổng lồ, đã bị Bộ Quốc phòng điều tra và xử lý.

Trước đó, theo giới phân tích, nếu Công ty Xuân Cầu Holdings của ông Tô Dũng – em trai Tô Lâm, mà bị quân đội điều tra, thì đây chính là mối hiểm họa tiềm ẩn lớn nhất đối với sự nghiệp chính trị của Tô Lâm.

Nguồn tin của thoibao.de mới đây còn tiết lộ :

"Có một Công ty rất lớn của Tập đoàn Xuân Cầu ở Tây Ninh, vốn là địa bàn chính trị cũ của ông Trần Lưu Quang – Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, và Bí thư Thành ủy Hải Phòng".

Đáng chú ý, ông Quang được nhà Tô Lâm xem như người trong gia đình.

Quan trọng hơn, theo ý kiến một số người, sự thất bại của Tô Lâm là do quá "chủ quan khinh địch". Lẽ ra, theo chủ ý của Bộ tham mưu riêng cho Tô Lâm, do Tướng Nguyễn Văn Hưởng cầm đầu, thì trước khi buộc bà Mai phải chủ động xin từ chức, thì Bộ Công an phải lật lại hồ sơ về những sai phạm của Trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt. Cách làm này theo đúng kịch bản "bắt trợ lý để buộc thủ trưởng phải từ chức", mà Tô Lâm rất thành thạo.

Dư luận và giới thạo tin cho rằng, Trợ lý của Tổng Trọng – ông Hồ Mẫu Ngoạt, là một "trùm" chuyên buôn vua và chạy án tham nhũng. Đó là lý do vì sao, trong công tác nhân sự của Tổng Trọng, có rất nhiều ủy viên Trung ương khóa trước đã bị hay đang chờ kỷ luật, mà đến Đại hội Đảng khóa sau vẫn được Tổng Trọng đưa vào cơ cấu để trở thành ủy viên Trung ương, thậm chí lên tiếp ủy viên Bộ Chính trị, là vì như vậy.

Xin nhắc lại, theo thoibao.de đã đưa tin, tháng 9/2020, một Ủy viên Trung ương phụ trách Công tác bảo vệ Chính trị Nội bộ, đã chủ động gặp và yêu cầu Tổng Trọng phải cho Trợ lý Hồ Mẫu Ngoạt nghỉ hưu ngay lập tức. Nếu không, sẽ chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng xử lý bằng pháp luật. Chỉ sau đúng 2 tuần, Hồ Mẫu Ngoạt lặng lẽ "khăn gói quả mướp" về vườn.

Sau Đại hội 12, Hồ Mẫu Ngoạt không trúng Ủy viên Trung ương Đảng, theo quy định, ông không đủ tiêu chuẩn đảm trách chức vụ Trợ lý Tổng bí thư. Nhưng Tổng Trọng bất chấp quy định, vẫn để cho Hồ Mẫu Ngoạt tiếp tục làm Trợ lý của mình. Và thế là, ông Ngoạt lại tiếp tục làm mưa làm gió.

Đó là lý do khiến người ta tiếc cho Bộ trưởng Tô Lâm, chỉ vì một phút lơ là mà làm hỏng "đại sự", và bỏ lỡ cơ hội trở thành Tổng bí thư – người có quyền lực cao nhất của Việt Nam.

 

Trà My

 

 

************************

 

 

Một mông 2 ghế, Tô khiến cả Bộ Chính trị kinh hồn bạt vía ?

Thái Hà, Thoibao.de, 20/05/2024

 

Sáng ngày 19/5, ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội, cho biết, Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế, Quốc hội kỳ này vẫn chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm đối với chức danh này.

 

https://live.staticflickr.com/65535/53734404877_7a8ea42fee.jpg

Ông Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm luôn cả 2 chức : Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an ; ông sẽ ở luôn cả hai nơi : Phủ Chủ tịch và Trụ sở Bộ Công an

 

Thông báo này cũng đồng nghĩa với việc, ông Tô Lâm sẽ đồng thời kiêm nhiệm luôn cả 2 chức : Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Quan trọng nhất, điều này sẽ làm đảo lộn trật tự nhà nước.

Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước là cấp trên của Thủ tướng – người có thẩm quyền trình Quốc hội, đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng. Nhưng về mặt Chính phủ, ông Tô Lâm lại là một Bộ trưởng cấp dưới của Thủ tướng. Thủ tướng có thể trình Quốc hội, đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tô Lâm.

Có nhà phân tích đặt ra tình huống trớ trêu, tại thời điểm Quốc hội không nhóm họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính phải trình Chủ tịch nước Tô Lâm, để bãi nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Nhân sự cho vị trí Bộ trưởng Công an không thiếu, ít nhất, có đến 3 người có thể trám vào vị trí Bộ trưởng Bộ Công an ngay lập tức. Đó là các ông Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Trần Cẩm Tú – cả 3 đều là ủy viên Bộ Chính trị.

Với nhân sự hùng hậu như thế, mà lại để cho Tô Lâm kiêm nhiệm chức Bộ trưởng, điều này cho thấy, phe của Tổng Trọng không đủ khả năng cắt được quyền lực của Tô Lâm. Rất có thể, đây chính là điều mà Tô Lâm muốn.

Nếu xảy ra trường hợp, Tô Lâm nắm giữ luôn cả 2 chức vụ này, thì còn gây nguy hại hơn cho đối thủ của ông – điều này còn nguy hiểm hơn cho trường hợp Tô Lâm làm Chủ tịch nước, và để "đồ đệ" gốc Hưng Yên làm Bộ trưởng.

Uy và quyền của Tô Lâm tại Bộ Công an, tất nhiên, lớn hơn Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc rất nhiều. Thiếu vắng Tô Lâm, thế lực Trần Quốc Tỏ có thể sẽ trỗi dậy. Đáng nói là, khi Tô Lâm làm Chủ tịch nước, ông ta sẽ có chân trong Quân ủy Trung ương, với tư cách là Ủy viên Thường trực. Lúc này, quyền lực của Tô Lâm sẽ tăng lên gấp bội.

Tại Hội nghị Trung ương 9 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã gia cố Ban Bí thư, cho thêm 4 người trở thành ủy viên Bộ Chính trị. Kèm theo đó là nước cờ cao tay, kéo tướng Lương Cường về làm Thường trực Ban bí thư. Có tướng Lương Cường chấn trụ, trước những đợt tấn công như vũ bão của Tô Lâm.

Có thể, Tô Lâm sẽ không tấn công Lương Cường, vì Công an không có thẩm quyền điều tra Quân đội. Nhưng với vai trò kiêm nhiệm, Tô Lâm hoàn toàn có thể tấn công vào bất cứ vị trí nào khác của Ban Bí thư.

Vì thế, 4 tân Ủy viên Bộ Chính trị vừa mới được ông Trọng gia cố, có thể, sẽ là đối tượng để Tô Lâm tấn công đánh phá.

Hiện nay, nhiều cây bút lớn trên facebook, dẫn ra cả tiền lệ và Hiến pháp, để phân tích trường hợp của Tô Lâm.

Tuy nhiên, trong trường hợp này mà lại viện dẫn tiền lệ và Hiến pháp, thì sẽ hạn chế khả năng phân tích. Thực chất, đấu đá thượng tầng chính trị hiện nay, không còn theo luật lệ nào nữa, mà cũng chẳng tuân thủ theo tiền lệ. Nếu biết theo luật, theo lệ, thì chính trường thượng tầng đã không hỗn loạn như hôm nay.

Với việc kiêm nhiệm 2 chức vụ quan trọng này, Tô Lâm sẽ có đủ năng lực để đánh phá, hạ bệ bất kỳ ai có khả năng cản trở con đường lên chức Tổng bí thư.

Hiện nay, Ban Bí thư có đến 8 ủy viên Bộ Chính trị. Bất kỳ ai trong Ban này cũng có thể trở thành đối tượng mà Tô Lâm đánh phá. Ai cũng có phốt, ai cũng rất nhạy bén với "mùi tiền", nên ai cũng có thể trở thành đối tượng của Tô Lâm.

Chỉ với quyền lực Bộ trưởng Bộ Công an thôi, Tô Lâm còn đánh gục được 2 Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội, thì "bây giờ" với vai trò Chủ tịch nước, kiêm luôn Ủy viên Ban Quân ủy Trung ương, sức mạnh của Tô Lâm đã nhân lên gấp bội. Có thể nói, tin Tô Lâm kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, sẽ khiến rất nhiều kẻ trong Bộ Chính trị phải kinh hồn bạt vía.

Sắp tới, sẽ có khối kẻ ăn không ngon ngủ không yên, kể cả Phạm Minh Chính.

 

Thái Hà

 

 

                                 ************************

 

 

Từ 4 ứng viên, giờ còn Tô với Chính, trận "chung kết" sinh tử khó tránh ?

Hoàng Phúc, Thoibao.de, 20/05/2024

 

Sau kỳ họp Quốc hội, Tô Lâm sẽ chính thức nhận chức vụ mới, và sẽ có vị thế mới. Vị thế mới này sẽ quyết định việc Tô Lâm có đủ sức, đủ khả năng, để tiếp tục những trận chiến sinh tử tiếp theo hay không.

 

https://live.staticflickr.com/65535/53734404872_2607d5d404.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an xem trưng bày ảnh về các hoạt động của lực lượng công an - Ảnh : VGP/Nhật Bắc

 

Mặc dù, Tổng Trọng đang ra sức bảo vệ chiếc ghế ông đang ngồi, trước sự tấn công của thế lực khác. Tuy nhiên, với tình hình sức khỏe như hiện nay, khó có khả năng ông sẽ tiếp tục được nhiệm kỳ thứ 4.

Với 16 người trong Bộ Chính trị hiện nay, trừ ông Nguyễn Phú Trọng, thì chỉ còn 2 người đạt tiêu chuẩn "hơn 1 nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị". Như vậy, cuộc tranh đấu để giành ghế Tổng bí thư mà ông Trọng đang ngồi, sắp diễn ra trận "chung kết", hoặc Tô Lâm, hoặc Phạm Minh Chính sẽ là người kế nhiệm Tổng bí thư.

Khi ông Tô Lâm đánh Vương Đình Huệ, có thông tin cho biết, Phạm Minh Chính đã bắt tay với Tô Lâm, để hạ ông Huệ. Tuy nhiên, cái bắt tay này chỉ là giai đoạn, là nhất thời, và chỉ trên danh nghĩa. Người có công hạ bệ ông Huệ là Tô Lâm, chứ không phải ông Phạm Minh Chính.

Có thể, ông Chính bắt tay với Tô Lâm chỉ để tránh gây thù chuốc oán với vị Bộ trưởng nhỏ nhen. Mục đích của ông Chính là tránh đối đầu với đối thủ mạnh.

Khi ông Vương Đình Huệ còn đương chức, có đến 3 ứng viên cho ghế Tổng bí thư. Giờ đây, chỉ còn 2 ứng viên, dù Phạm Minh Chính có né tránh, thì đến lúc cũng phải đối đầu với Tô Lâm để phân cao thấp, bởi ghế Tổng bí thư chỉ có một, và cũng không thể trao cho 2 người đồng sở hữu.

Trước Hội nghị Trung ương 9, Tô Lâm cho đánh mạnh vào Ban Bí thư, và đã thành công hạ gục Thường trực Ban Bí thư. Mục đích của Tô Lâm là tạo ra sự hỗn loạn, cũng như tạo ra khoảng trống, để có thể nhét đàn em vào.

Tuy nhiên, ngay lập tức, ông Tổng đã ra tay bịt lỗ hổng. Thậm chí, ông còn gia cố cho Ban Bí thư vững chãi hơn, so với khi mà Trương Thị Mai còn đương chức.

Nhưng Tổng Trọng chỉ mới gia cố Ban Bí thư, chứ chưa tung đòn phản công. Còn sự thành bại khi phản công, lại là chuyện khác. Nếu ông Tổng thành công, tức là loại được Tô Lâm ra khỏi vũ đài chính trị, thì kẻ hưởng lợi là Phạm Minh Chính. Trớ trêu thay, Phạm Minh Chính lại không phải là đệ tử của ông Tổng, mà là đệ của Nguyễn Tấn Dũng – đối thủ lớn nhất đời ông.

Vậy nên, khả năng ông Trọng gia cố Ban Bí thư, là để bảo vệ ông không bị tấn công, hơn là trù tính việc phản công. Bởi nếu phản công, dù thắng hay bại, thì kết quả cũng là để kẻ khác hưởng. Hiện nay, đệ ruột của Tổng Trọng đã không còn ai đủ tiêu chuẩn, để kế nhiệm ông sau khi ông rời chính trường.

Còn 20 tháng nữa là đến Đại hội 14, Đảng vẫn đang rối như nồi canh hẹ. Không một ai đủ uy tín và quyền lực vượt trội, để ổn định tình hình. Ngay cả Tổng Trọng cũng đang phải "đấu tranh sinh tồn", thì làm sao có đủ khả năng thiết lập sự ổn định cho Đảng ?

Phạm Minh Chính và Tô Lâm từng cạnh tranh khốc liệt trong Bộ Công an. Cả 2 cùng được phong hàm cấp tướng cùng lúc, cùng được phân công làm Thứ trưởng Bộ Công an cùng lúc. Sự cạnh tranh đó đã kết thúc vào năm 2011, khi Phạm Minh Chính rời Bộ Công an, về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Sau đó, cả 2 lại cùng lúc vào Bộ Chính trị. Chỉ đến năm 2021, Phạm Minh Chính mới vượt lên nắm chức Thủ tướng. Với thứ bậc trong Chính phủ, ông Chính là cấp trên của Bộ trưởng Bộ Công an.

Giờ đây, Đại hội 14 đang đến gần, và ứng viên cho ghế Tổng bí thư chỉ còn 2 người – Phạm Minh Chính và Tô Lâm. Thời gian tới, trận kịch chiến giữa 2 đối thủ đầy duyên nợ này, là điều khó tránh khỏi.

Nếu ông Trọng chết trước Đại hội 14, trận kịch chiến sẽ diễn ra sớm hơn, gay cấn hơn, khốc liệt hơn. Hứa hẹn cung đình sẽ có phim hay để xem.

Hoàng Phúc

 

                                          ************************

 

 

"Ông Trần Lưu Quang có quan hệ mang tính chất gia đình với nhà Tô Lâm"

Tin nội bộ, Thoibao.de, 20/05/2024

 

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ như trên.

 

https://live.staticflickr.com/65535/53735761400_ca81170b1f.jpg

Trần Lưu Quang (thứ ba từ phải) và Tô Dũng (thứ hai từ phải) em trai Tô Lâm. Lúc đó ông Quang, tuy đang làm Phó Bí thư Thường trực Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng về Tây Ninh tham dự lễ khánh thành nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2.

 

Ông Trần Lưu Quang, quê quán ở Tây Ninh, nhưng ông sinh ra tại Hà Nội năm 1967, vì bố và mẹ ông cùng là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Do đó tuổi thơ của ông Quang cũng gắn liền với miền Bắc.

Bố Trần Lưu Quang trước đây là cận vệ cho Tô Quyền, bố Tô Lâm, khi Tô Quyền hoạt động trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh trong thời chiến tranh trước năm 1975, nên có ơn nghĩa với nhau.

Mẹ ông Trần Lưu Quang là bà Nguyễn Thị Huệ (1931-2022) quê ở Giồng Trôm, Bến Tre ; là đồng hương với cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Ngân. Bà Huệ sinh tất cả những người con trên đất Bắc, con trai út là Trần Lưu Quang. Sau năm 1975, cả gia đình về lại Tây Ninh. Bà Huệ từng giữ chức Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh. Còn bố ông Quang từng làm Tổng Biên tập Báo Tây Ninh.

Ông Quang thăng tiến rất nhanh, tháng 6/2010 ông bắt đầu làm Bí thư của một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và chỉ 7 tháng sau (tháng 1/2011) ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Người nâng đỡ Trần Lưu Quang trên quan trường đó là đồng hương Tây Ninh, Nguyễn Văn Nên, tức Bảy Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, hiện là Bí thư thành Hồ.

Từ năm 2006 đến năm 2011, khi giữ chức Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, rồi Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh, ông Bảy Nên là người trực tiếp quy hoạch "cán bộ chiến lược", tiến cử Trần Lưu Quang làm ứng viên Dự khuyết Trung ương khóa XI, khi ông Quang (lúc đó mới 43 tuổi) chỉ là Bí thư huyện ủy Trảng Bàng.

Đầu năm 2023, việc Phạm Bình Minh bất ngờ "ngã ngựa", mở đường cho Trần Lưu Quang leo lên ghế Phó Thủ tướng.

Trước đó, khi làm Bí thư Tây Ninh gần bốn năm, từ 2015 đến 2019, Trần Lưu Quang không để lại bất kỳ dấu ấn gì, ngoại trừ việc dâng các dự án, "đất vàng" béo bở ở Tây Ninh cho các tập đoàn lớn như Vingroup, SunGroup, FLC, TNG Holding…, đặc biệt là Tập đoàn Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột của Tô Lâm.

Dự án nổi bật nhất của Tập đoàn Xuân Cầu tại Tây Ninh là các nhà máy năng lượng mặt trời Dầu Tiếng 1, Dầu Tiếng 2 và Dầu Tiếng 3 với tổng nguồn vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng, sử dụng 720 ha đất bán ngập hồ Dầu Tiếng. Không những đây là một dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn nhất nước, mà còn là là dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch với tổng công suất 500 MW.

Ngoài ra, UBND tỉnh Tây Ninh còn quyết định chấp thuận cho Tập đoàn Xuân Cầu đầu tư thực hiện dự án nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 5.1 và Dầu Tiếng 5.2.

 

Tin nội bộ

Nguồn : Thoibao.de, 20/05/2024

 

 

 

 


LAI LỊCH MOHAMMAD MOKHBER, TỔNG THỐNG LÂM THỜI CỦA IRAN (Người Việt)

 



Lai lịch Mohammad Mokhber, tổng thống lâm thời của Iran

Người Việt

May 20, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/lai-lich-mohammad-mokhber-tong-thong-lam-thoi-cua-iran/

 

TEHRAN, Iran (NV) – Đây là một số chi tiết chính về Mohammad Mokhber, 68 tuổi, đệ nhất phó tổng thống của Iran, trở thành tổng thống lâm thời sau cái chết của Ebrahim Raisi trong một tai nạn trực thăng.

 

Với tư cách là tổng thống lâm thời, Mokhber là thành viên của hội đồng gồm ba người, cùng với chủ tịch quốc hội và người đứng đầu cơ quan tư pháp, sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới trong vòng 50 ngày tính từ lúc tổng thống đương nhiệm từ trần.

 

Sinh ngày 1 Tháng Chín 1955, Mokhber, tương tự như Raisi, được coi là nhân vật thân tín của Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei, người có tiếng nói cuối cùng trong tất cả vấn đề của nhà nước. Mokhber trở thành đệ nhất phó tổng thống năm 2021 lúc Raisi đắc cử tổng thống.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/GettyImages-1234572887-1068x654.jpg

Mohammad Mokhber, nay là tổng thống lâm thời của Iran, trong hình chụp tại Tehran ngày 15 Tháng Ba, 2021 (Hình: ATTA KENARE/AFP/Getty Images)

 

Mokhber là thành viên của một bộ sậu viên chức Iran từng viếng thăm Moscow vào Tháng Mười tiến tới đồng thuận cung ứng hỏa tiễn địa đối địa và thêm nhiều máy bay không người lái hơn cho quân đội Nga, các nguồn tin nói với Reuters vào thời điểm đó. Phái đoàn cũng gồm có hai viên chức cấp cao thuộc Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran và một viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao.

 

Mokhber từng là người đứng đầu Setad, quỹ đầu tư có liên hệ với lãnh tụ tối cao.

 

Năm 2010, Liên Âu đưa Mokhber vào danh sách các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt vì bị tố cáo liên can tới “các hoạt động hỏa tiễn đạn đạo hoặc nguyên tử.” Hai năm sau, Liên Âu bỏ Mokhber khỏi danh sách trừng phạt.

 

Năm 2013, Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đưa Setad và 37 công ty trực thuộc vào danh sách các thực thể bị trừng phạt.

 

Setad, tên đầy đủ là Setad Ejraiye Farmane Hazrate Emam, hay Trụ Sở Thi Hành Lệnh của Imam, thành lập theo lệnh của nhà sáng lập Cộng Hòa Hồi Giáo, lãnh tụ tiền nhiệm của Khamenei, Ayatollah Ruhollah Khomeini. Setad ra lệnh cho các phụ tá vừa bán vừa quản lý các tài sản được cho là bị bỏ hoang trong những năm hỗn loạn sau Cách Mạng Hồi Giáo 1979 và chuyển phần lớn số tiền thu được cho tổ chức từ thiện. (TTHN)






TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ : PHẢI BẮT GIỮ CÁC LÃNH TỤ ISRAEL VÀ HAMAS, KỂ CẢ NETANYAHU (Người Việt)

 



Tòa Hình Sự Quốc Tế: Phải bắt giữ các lãnh tụ Israel và Hamas, kể cả Netanyahu

Người Việt

May 20, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/toa-hinh-su-quoc-te-phai-bat-giu-cac-lanh-tu-israel-va-hamas-ke-ca-netanyahu/

 

JERUSALEM, Israel (NV) – Hôm Thứ Hai, 20 Tháng Năm, chánh biện lý Tòa Hình Sự Quốc Tế cho biết ông đang tìm cách bắt giữ các nhà lãnh đạo Israel và Hamas, trong đó có Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu, vì hành động của họ trong thời gian bảy tháng của cuôc chiến tranh Israel-Hamas, nguồn tin thông tấn xã AP cho hay.

 

Chánh biện lý Karim Khan tuyên bố ông tin rằng Thủ Tướng Netanyahu, Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel Yoav Gallant cùng ba lãnh tụ Hamas, là Yehia Sinwar, Mohammed Deif và Ismail Haniyeh, phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh chống nhân loại tại Dải Gaza và trên đất nước Israel.

 

Công tố viện phải xin trát lệnh bắt giữ các đương sự của một phiên tòa sơ thẩm gồm ba vị chánh án qua các phiên xử kéo dài khoảng hai tháng, trong đó các bằng chứng buộc tội được cân nhắc để quyết định xem việc truy tố các bị cáo có thể tiến hành hay không.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/GettyImages-2149557673-1536x1024.jpg

Chánh biện lý Tòa Hình Sự Quốc Tế Karim Khan ngày 25 Tháng Tư, 2024 tại Colombia (Hình: LUIS ACOSTA/AFP/Getty Images)

 

Israel không phải là một thành viên của tòa án quốc tế, và ngay cả khi các trát lệnh bắt giữ được đưa ra, hai ông Netanyahu và Gallant vẫn không phải bị điệu ra truy tố trước tòa ngay lập tức. Nhưng quyết định do chánh biện lý Khan đưa ra thế nào cũng khiến cho Israel bị cô lập thêm trên trường quốc tế khi họ cứ tiếp tục cuộc chiến hiện tại, và mối đe dọa bị bắt giữ sẽ khiến các nhà lãnh đạo Israel khó mà xuất ngoại.

 

Người ta tin rằng cả hai lãnh tụ Shinwar và Deif của tổ chức Hamas hiện lẩn trốn đâu đó tại Dải Gaza vì họ đang bị Israel truy nã họ gắt gao. Còn ông Haniyeh, lãnh tụ tối cao của nhóm bạo động Hamas, thì hiện đang đặt căn cứ tại Qatar để rồi từ đó đi hoạt động khắp nơi.

 

Ông Benny Gantz, một cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Israel và hiện là thành viên trong Nội Các Chiến Tranh cùng với hai ông Netanyahu và Gallant, đã lên tiếng chỉ trích gắt gao chánh biện lý Khan, nói rằng các lực lượng Israel đang chiến đấu dưới “một trong các nguyên tắc đạo đức nghiêm khắc nhất” và với một hệ thống tư pháp đầy đủ khả năng điều tra những vụ vi phạm quân luật liên quan tới các tội ác chiến tranh.

 

“Nước Israel đang theo đuổi một cuộc chiến tranh chính nghĩa trong lịch sử hiện đại tiếp theo sau những vụ thảm sát đáng bị lên án của nhóm khủng bố Hamas vào ngày 7 Tháng Mười năm ngoái,” ông Gantz nói. “Vai trò của vị công tố viên trong nỗ lực tìm kiếm các trát bắt giữ đó, tự nó cũng đã là một tội ác có tầm cỡ lịch sử khiến nhiều thế hệ sẽ phải ghi nhớ.” (TTHN)






BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ ĐƯA RA MỨC CẢNH BÁO NGHIÊM TRỌNG VỚI MỌI CÔNG DÂN MỸ (Như Hồ / Saigon Nhỏ)

 



Bộ Ngoại Giao đưa ra mức cảnh báo nghiêm trọng với mọi công dân Mỹ

Như Hồ  -  Saigon Nhỏ

18 tháng 5, 2024

https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/bo-ngoai-giao-dua-ra-muc-canh-bao-nghiem-trong-voi-moi-cong-dan-my/

 

Mới đây, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đưa lời cảnh báo mới, ở mức cao hơn bình thường, nêu nguy cơ các tình huống xảy ra các cuộc tấn công khủng bố, biểu tình và hành động bạo lực chống lại công dân Mỹ, ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng không xác định rõ là ở bao nhiêu nước, tại đâu.

 

Bộ Ngoại Giao cho biết từ hôm thứ Sáu 17 Tháng Năm, rằng tất cả những người Mỹ đi du lịch nước ngoài đang được kêu gọi phải thận trọng với tất cả những chuyến đi trên toàn thế giới.

 

Cơ quan này đã đưa ra cảnh báo an ninh, vì các tin tức tình báo thu thập được, cho thấy có “khả năng xảy ra các cuộc tấn công khủng bố, biểu tình hoặc hành động bạo lực chống lại công dân và lợi ích của Hoa Kỳ”.

 

Cảnh báo nêu rõ: “Bộ Ngoại Giao nhận thức được nguy cơ gia tăng bạo lực do tổ chức khủng bố nước ngoài gây ra đối với những người và sự kiện LGBTQI+, đồng thời khuyên công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài nên tăng cường thận trọng.”

 

Công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài, hiện được khuyến khích lưu trú tại các khu vực có nhiều khách du lịch lui tới, bao gồm các lễ kỷ niệm Tự hào và các địa điểm mà người LGBTQI+ thường lui tới. Khách du lịch có thể nhận thông tin và cảnh báo từ Chương trình đăng ký khách du lịch thông minh với kết nối qua các chương trình kết nối với chính phủ, chẳng hạn như travel.state.gov 

 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/05/Screenshot-2024-05-18-232116.jpg

(TravelGov)

 

 

Bộ Ngoại Giao thường đưa ra cảnh báo và tư vấn du lịch cho người Mỹ ở nước ngoài. Các khuyến cáo du lịch bao gồm từ ‘Thực hiện các biện pháp đề phòng thông thường’ đến mức yêu cầu ‘Không đi du lịch,’ được dành riêng cho các khu vực trên thế giới nơi đang diễn ra xung đột, phân biệt đối xử về sắc tộc hoặc tôn giáo hoặc những nơi mà công dân Hoa Kỳ thường không được chào đón.

 

Các lý do khác cần cảnh báo bao gồm tỷ lệ tội phạm, mối lo ngại về sức khỏe và nạn cướp biển ở một số nơi trên thế giới.

 

Những quốc gia mà người Mỹ gần đây đã được cảnh báo nên tránh xa, bao gồm Nga, Syria và Ukraine, tất cả đều liên quan đến các cuộc xung đột chết người, và những quốc gia khác như Iran, Somalia và Sudan.

 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khuyến khích mọi công dân Mỹ, nếu ra khỏi nước, nên tham gia chương trình Đăng Ký Du Khách Thông Minh (STEP – Smart Traveler Enrollment Program), là một dịch vụ miễn phí cho phép công dân Hoa Kỳ và công dân đi du lịch và sinh sống ở nước ngoài ghi danh bảo hộ ký chuyến đi của họ với Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ gần nhất.

 

STEP là một trong những chương trình hữu hiệu, để gia đình, cũng như chính quyền có thể nhanh chóng thu thập tin tức quan trọng về Đại Sứ Quán, và các điều kiện an toàn ở quốc gia công dân đến, giúp người đang ở thực địa có thể đưa ra quyết định sáng suốt về kế hoạch du lịch của mình.

 

STEP cũng giúp Đại sứ quán Hoa Kỳ liên lạc với bạn trong trường hợp khẩn cấp, dù là thiên tai, tình trạng bất ổn dân sự hay trường hợp khẩn cấp trong gia đình. STEP cũng giúp gia đình và bạn bè liên lạc với bạn trong trường hợp khẩn cấp.

 

 




LỜI CHÀO TỪ BIỆT CỦA BÀ THÁI ANH VĂN (Lù Việt Hùng / Saigon Nhỏ)

 



Lời chào từ biệt của bà Thái Anh Văn

Lù Việt Hùng  -  Saigon Nhỏ

20 tháng 5, 2024

https://saigonnhonews.com/thoi-su/thay-gi-tren-mang/loi-chao-tu-biet-cua-ba-thai-anh-van/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/05/436408201_10229003173921646_5184853302559583224_n.jpg

(Taiwan News)

 

Hôm nay là ngày cuối cùng tôi làm việc tại Phủ Tổng Thống.

 

Gần đây tôi có rất nhiều lịch trình, đều là lần cuối cùng, và tôi cũng đã gặp gỡ rất nhiều bạn bè, họ tranh thủ cơ hội để chụp ảnh cùng tôi. Sau khi chụp ảnh, họ thường nói một câu “Cảm ơn tổng thống,” nhưng thực ra, người nên nói “cảm ơn” nhất, chính là tôi.

 

Cảm ơn nhân dân Đài Loan, tám năm trước đã cho tôi cơ hội và chính họ đã gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng thay đổi Đài Loan cho tôi. Tôi đã đặt trọn niềm tin vào công cuộc cải cách khi bước vào Phủ Tổng Thống. Tôi vẫn nhớ, trong buổi lễ nhậm chức tám năm trước, tôi đã nói rằng tôi sẽ khiến cho mọi người thấy được sự thay đổi của đất nước này.

 

Vì vậy, chúng tôi đã thành lập Ủy Ban Công Lý Lịch Sử Các Tộc Người Nguyên Trú (Indigenous Historical Justice and Transitional Justice Committee), thành lập Ủy Ban Xúc Tiến Công Lý Chuyển Đổi* (Transitional Justice Commission), nỗ lực thực thi công lý lịch sử và công lý chuyển đổi của Đài Loan, thể hiện giá trị dân chủ của Đài Loan.

 

Chúng tôi cũng thúc đẩy nâng cấp nền công nghiệp, ổn định nền kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Đài Loan, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, giúp Đài Loan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và sự thịnh vượng toàn cầu, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho các thế hệ sau của chúng ta.

 

Ngoài ra, chúng tôi còn thực thi quyền bình đẳng hôn nhân, cải cách hệ thống lương hưu, cải cách quốc phòng, tự chủ quốc phòng, chuyển đổi năng lượng, mặc dù trong quá trình thực hiện còn có vô vàn thử thách và khó khăn, nhưng với niềm tin và khát khao để đất nước trở nên tốt đẹp hơn, cuối cùng chúng ta đã thấy một Đài Loan tiến bộ và đổi thay.

 

Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.

 

Tôi từng nói rằng nhiệm kỳ của tôi sẽ kết thúc vào ngày 20 Tháng Năm, nhưng đất nước của chúng ta luôn tiếp tục tiến về phía trước. Nếu được hỏi muốn để lại câu nói nào cho Đài Loan, tôi sẽ nói, tôi hy vọng Đài Loan là một Đài Loan đoàn kết.

 

Chúng ta phải có niềm tin vào bản thân, nếu chúng ta hợp tác sâu rộng, miễn là việc tốt cho đất nước, thì chắc chắn có thể làm được.

 

Tám năm qua đã là như vậy, tôi tin rằng, những ngày sắp tới cũng sẽ như vậy.

 

Một lần nữa, cảm ơn mọi người dân Đài Loan, trong tương lai, dù ở trên cương vị nào đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn, cùng Đài Loan tiến bước về phía trước.

 

———–
Bà Thái Anh Văn sinh ngày 31 Tháng Tám năm 1956, tại huyện Bình Đông, Đài Loan. Bà tốt nghiệp Luật khoa tại Đại học quốc lập Đài Loan năm 1978, lấy bằng thạc sĩ Đại học Cornell năm 1980 và bằng tiến sĩ Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn năm 1984.

 

Bà đã giữ nhiều chức vụ chuyên môn ở nhiều trường đại học cho đến năm 1993, trước khi chính thức bước vào con đường hoạt động chính trị.

 

Bà Thái không xây dựng gia đình, sống giản dị, chân thành và đề cao các giá trị tinh thần. Hàng ngày bà vẫn trực tiếp làm những việc nhà, việc cá nhân như một công dân bình thường. Nghe nói, ngoài thời gian làm việc ở Phủ Tổng Thống, bà ở trong một căn chung cư chưa đầy 100 mét vuông?

 

Người dân Đài Loan, nhất là giới trẻ, giới trí thức cấp tiến rất ngưỡng mộ bà. Trong tám năm dưới thời bà làm tổng thống, Đài Loan có nhiều cải cách quan trọng, trong đó nhiều chính sách rất có lợi cho người Việt làm việc và sinh sống tại Đài Loan.

 

Mặc dù căng thẳng với Trung Quốc lên rất cao do lập trường cứng rắn của bà Thái, nhưng người dân Đài Loan luôn nhiệt thành ủng hộ bà. Theo nhà thơ, giáo sư Tưởng Vi Văn, cách nay hơn 70 năm về trước, 80 % người dân Đài Loan coi Trung Quốc đại lục là đất mẹ. Ngày nay 80% người dân ở quốc gia này cho biết họ là công dân Đài Loan và Trung Quốc đại lục là một nước láng giềng ở phía tây. (Và tất nhiên rất hung hăng).

 

Hiện Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, với GDP danh nghĩa đầu người là $33,000/ năm, gấp gần tám lần Việt Nam và gần ba lần Trung Quốc.

 

----------------------------

* bản dịch của Thạc Sĩ Lù Việt Hùng, Đại học Thành Công, Đài Nam, Đài Loan.

**  “Công lý chuyển đổi” là những việc mà các quốc gia tự do dân chủ thực hiện để khắc phục những hành vi vi phạm pháp luật và bất công do chế độ chuyên chế độc tài trước đây đã thực hiện.

 

 




THÁI ĐỘ CỦA NHÂN CHỨNG BIỆN HỘ ÔNG TRUMP LÀM THẨM PHÁN MANHATTAN NỔI GIẬN (Hương Giang / Cali Today)

 



Thái độ của nhân chứng biện hộ ông Trump làm Thẩm phán Manhattan nổi giận

Thanh Nguyen / Cali Today

May 20, 2024

https://www.baocalitoday.com/breaking-news/thai-do-cua-nhan-chung-bien-ho-ong-trump-lam-tham-phan-manhattan-noi-gian.html 

 

(CaliToday)Phiên tòa xét xử ông Donald Trump giả mạo hồ sơ kinh doanh liên quan đến tiền bịt miệng trả cho ngôi sao phim khiêu dâm vào thứ Hai trở nên hỗn loạn khi Thẩm phán yêu cầu mọi người ra khỏi phòng xử án để khiển trách nhân chứng của biện hộ.

 

Luật sư đại diện cựu Tổng thống vào thứ Hai tiếp tục đối chất nhân chứng của công tố viên, Michael Cohen, và mời nhân chứng Robert Costello – cựu cố vấn pháp lý của Cohen, người đã nói chuyện với ông ta vào năm 2018 khi cựu luật sư chuyên đi dàn xếp và sửa sai cho ông Trump bị liên bang điều tra. Biện hộ mời Costello ra làm nhân chứng để bác bỏ lời khai của Cohen về một chiến dịch gây áp lực không phản kèo khi đang bị điều tra.

 

Phần khai của Costello dẫn đến căng thẳng vào những phút cuối phiên toà. Thẩm phán Justice Juan Merchan tức giận trước hành vi của cựu luật sư trên bục nhân chứng, và yêu cầu bồi thẩm đoàn và cả truyền thông ra khỏi phòng xử án khoảng vài phút.

 

“Costello, đề nghị ông vẫn ngồi yên,” Thẩm phán lên giọng nói với nhân chứng.

 

Trước đó, khi luật sư biện hộ Emil Bove hỏi Michael Cohen đã nói những gì về gia đình Trump tại cuộc gặp ở khách sạn Regency vào ngày 17 tháng 4 năm 2018. Công tố phản đối câu hỏi này, và được Tòa chấp thuận. Thẩm phán yêu cầu hai bên lên thảo luận riêng. “Thật đáng nực cười!” Costello thốt lên trên microphone khi ông Merchan đang nói chuyện với luật sư và công tố.

 

Costello nhướng mày, thở dài tỏ vẻ bực bội, liếc nhìn Thẩm phán sau khi ông chấp thuận một phản đối khác từ công tố. Hay lúc khác, nhân chứng thốt lên, “Lạy Chúa tôi!” khiến Toà chồm về phía trước hỏi, “Xin lỗi, ông nói gì?!”

 

“Tôi muốn bàn về thái độ nghiêm trang chỉnh tề trong phòng xử án,” Merchan nói. “Ông không liếc tôi, và cũng đừng đảo mắt.”

 

“Khi có nhân chứng trên bục nhân chứng, nếu không thích phán quyết của tôi, ông không nói ‘jeez,’ ông không nói phản đối,” Thẩm phán nói tiếp.

 

Costello lúc này nhìn chằm chằm vào quan toà. “Ông đang nhìn chằm chằm vào tôi đấy à?” Merchan nói. Ông ngay lập tức yêu cầu nhân viên an ninh toà “đưa mọi người ra khỏi phòng xử án!”

 

Truyền thông la lớn các câu hỏi khi nhân viên an ninh bắt đầu đưa mọi người ra khỏi phòng, một số người yêu cầu luật sư truyền thông đến phản đối. Cảnh sát đưa mọi người ra ngoài, và cho biết ra ngoài sẽ giải thích những gì đã xảy ra. Trong khi đó, đồng minh đến ủng hộ ông Trump được phép ở lại. Sau vài phút, truyền thông được phép quay trở lại nhưng vẫn chưa rõ lý do.

 

“Một Thẩm phán hoàn toàn mâu thuẫn, người vừa làm một điều chưa ai từng thấy,” Trump nói trước truyền thông khi rời tòa vào cuối giờ thứ Hai. “Và báo chí không vui, tôi không tưởng tượng được, họ vừa bị tống ra khỏi phòng xử án. Chưa ai từng thấy bất cứ gì giống như vậy cả.”

 

Sau khi Toà cho phép bồi thẩm viên và truyền thông trở lại, phần thẩm vấn Costello được tiếp tục. Nhân chứng này sẽ quay trở lại bục nhân chứng vào ngày mai, ông ta có thể là nhân chứng cuối cùng của biện hộ.

 

Thẩm phán Merchan vào thứ Hai cho biết, phần phát biểu kết thúc sẽ bắt đầu vào thứ Ba tuần sau, sau lễ Chiến sĩ Trận vong.

 

Hương Giang





TAI NẠN TRỰC THĂNG IRAN : TỔNG THỐNG, NGOẠI TRƯỞNG ĐỀU THIỆT MẠNG (Người Việt Online)

 



Tai nạn trực thăng Iran, tổng thống, ngoại trưởng đều chết

Người Việt Online

May 20, 2024

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tai-nan-truc-thang-iran-tong-thong-ngoai-truong-deu-chet/

 

EAST AZERBAIJAN, Iran (NV) – Tổng Thống Iran Ebrahim Raisi, ngoại trưởng, cùng một số viên chức thiệt mạng hôm Thứ Hai, 20 Tháng Năm, vài giờ sau tai nạn rơi trực thăng ở vùng cao nguyên Tây Bắc đầy sương mù tại Iran, truyền thông nhà nước đưa tin được thông tấn xã AP ghi nhận.

 

Tai nạn xảy đến trong lúc Trung Đông vẫn còn bất ổn vì cuộc chiến Israel-Hamas, trong đó mới tháng trước, Raisi, 63 tuổi, dưới sự lãnh đạo của Lãnh Tụ Tối Cao Ayatollah Ali Khamenei, phát động một cuộc đột kích bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn chưa từng có nhắm vào Israel.

 

Hôm Thứ Hai Khamenei tuyên bố đệ nhất phó tổng thống Iran, Mohammad Mokhber, sẽ giữ chức tổng thống lâm thời cho tới khi tổ chức bầu cử.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/GettyImages-2153293815-1536x1024.jpg

Nhân viên cứu hộ làm việc tại nơi trực thăng chở Tổng Thống Iran Ebrahim Raisi rơi ở Varzaghan, Iran, Ngày 20 Tháng Năm, 2024 (Hình: AZIN HAGHIGHI/MOJ News Agency/AFP/Getty Images)

 

Trong nhiệm kỳ của Raisi, Iran làm giàu uranium gần với cấp độ võ khí hơn bao giờ hết, làm gia tăng căng thẳng với Tây Phương trong bối cảnh Tehran cũng cung cấp máy bay không người lái chở bom cho Nga để phục vụ cuộc xâm lược Ukraine cùng các lực lượng dân quân võ trang trên toàn Trung Đông.

 

Trong khi đó, nhiều năm qua, Iran chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ chống lại chế độ thần quyền Shiite do nền kinh tế hao mòn cùng với quyền phụ nữ – làm cho đây là thời điểm căng thẳng cho cả Tehran lẫn tương lai của Iran.

 

Truyền hình nhà nước không lập tức đưa ra nguyên nhân về tai nạn rơi trực thăng xảy ra ở tỉnh East Azerbaijan.

 

Trong số những người thiệt mạng có Ngoại Trưởng Iran Hossein Amirabdollahian, 60 tuổi. Trực thăng còn chở thống đốc tỉnh East Azerbaijan thuộc Iran cùng các viên chức khác, hãng thông tấn nhà nước IRNA đưa tin. IRNA cho biết tai nạn làm tổng cộng tám người thiệt mạng, trong đó có ba thành viên phi hành đoàn trên trực thăng Bell mà Iran mua vào đầu những năm 2000.

 

Phi cơ tại Iran gặp tình trạng thiếu phụ tùng, thường khởi hành mà không được kiểm tra an toàn do lệnh trừng phạt của Tây Phương. Vì điều đó, cựu Ngoại Trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tìm cách đổ lỗi cho Hoa Kỳ về tai nạn trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Hai.

 

“Một trong những thủ phạm chính nhúng tay vào thảm kịch này là Hoa Kỳ, vốn cấm vận bán phi cơ cùng các bộ phận phi cơ cho Iran và không cho phép người dân Iran sử dụng các cơ sở hàng không có phẩm chất tốt,” Zarif nói. “Những hành động này sẽ được ghi vào sử sách tội ác của Hoa Kỳ trong việc chống lại Iran.”

 

Hoa Kỳ vẫn chưa bình luận công khai về cái chết của Raisi.

 

Sáng Thứ Hai, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ công bố cảnh quay từ máy bay không người lái cho thấy một đám cháy tại một khu vực hoang dã mà họ “tình nghi là mảnh vỡ trực thăng.” Tọa độ đoạn phim chỉ ra cho thấy đám cháy cách biên giới Azerbaijan-Iran khoảng 20 kilometer về hướng Nam, trên sườn dốc của một ngọn núi.

 

IRNA công bố đoạn phim sáng Thứ Hai đồng thời mô tả địa điểm rơi trực thăng, phía bên kia sườn dốc một thung lũng nằm trong dãy núi xanh. Các binh sĩ nói bằng tiếng Azeri địa phương: “Đây rồi, tìm được rồi.”

 

Các quốc gia lân bang và đồng minh gửi lời chia buồn sau khi Iran xác nhận không có ai sống sót sau tai nạn. Pakistan công bố một ngày tang, đồng thời Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết trong một bài viết trên X, từng là Twitter, rằng Ấn Độ “sát cánh cùng Iran trong thời điểm đau thương này.” Các nhà lãnh đạo Ai Cập và Jordan cũng gửi lời chia buồn, Tổng Thống Syria Bashar Assad cũng tương tự.

 

Tổng Thống Ilham Aliyev cho biết ông và chính phủ Azerbaijan “bàng hoàng” – Raisi đang trở về Iran sau khi viếng thăm biên giới Iran-Azerbaijan để khánh thành một con đập với Aliyev thì tai nạn xảy đến vào Chủ Nhật.

 

Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng gửi lời chia buồn sâu sắc. Tổng Thống Nga Vladimir Putin, trong một tuyên bố do Điện Kremlin đưa ra, mô tả Raisi “là một người bằng hữu thực sự của Nga.”

 

Khamenei kêu gọi công chúng cầu nguyện vào tối Chủ Nhật, nhấn mạnh chính phủ Iran sẽ tiếp tục con đường đề ra dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.

 

Theo hiến pháp Iran, đệ nhất phó tổng thống Iran sẽ tiếp quản nếu tổng thống qua đời, với sự đồng thuận từ Khamenei đồng thời tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới trong vòng 50 ngày. Hôm Thứ Hai, Lãnh Tụ Khamenei gửi ra thông điệp chia buồn về cái chết của Raisi, tuyên bố năm ngày quốc tang và thừa nhận Mokhber đảm nhận quyền tổng thống.

 

Truyền thông nhà nước đưa tin Mokhber bắt đầu nhận được nhiều cuộc điện đàm từ các viên chức và chính phủ ngoại quốc trong lúc Raisi vắng mặt.

 

Nội Các Iran tổ chức họp khẩn cấp khi truyền thông nhà nước loan báo về tai nạn vào sáng Thứ Hai. Sau đó Nội Các Iran tuyên bố cam kết đi theo con đường của Raisi và nói “với sự giúp đỡ từ Chúa và người dân, chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì trong việc điều hành quốc gia.”

 

Là một người có đường lối cứng rắn từng đứng đầu cơ quan tư pháp Iran, Raisi được coi là người được Khamenei chống lưng và một số phân tích gia cho rằng ông có thể kế nhiệm lãnh tụ 85 tuổi sau khi Khamenei chết hoặc từ chức.

 

Với cái chết của Raisi, người duy nhất được đề nghị kế nhiệm là Mojtaba Khameini, con trai 55 tuổi của Khamenei. Tuy nhiên, lần thứ ba tính từ 1979, việc vị trí này chỉ được người trong dòng tộc đảm nhận làm một số người lo ngại, đặc biệt là sau khi Cách Mạng Hồi Giáo lật đổ chế độ quân chủ Pahlavi cha truyền con nối của shah.

 

Raisi đắc cử tổng thống Iran năm 2021, cuộc bỏ phiếu có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất trong lịch sử Cộng Hòa Hồi Giáo. Raisi bị Hoa Kỳ trừng phạt một phần vì liên can tới vụ hành quyết hàng loạt cả ngàn tù nhân chính trị trong năm 1988 khi chấm dứt cuộc chiến Iran-Iraq đẫm máu. (TTHN)

 

===============================================

Hamas để tang ông Raisi, nói rằng ông ủng hộ nhóm chống lại Israel

Reuters

20/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/hamas-de-tag-raisi-noi-ong-ung-ho-nhom-chong-lai-israel/7619231.html

 

Nhóm Hồi giáo Hamas của Palestine hôm 20/5 để tang cái chết của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người mà họ cho rằng đã hỗ trợ người dân Palestine trong cuộc chiến hiện tại với Israel.

 

https://gdb.voanews.com/127fe512-cac7-4ec9-9693-085470b284df_w1023_r1_s.jpg

Tổng thống Ebrahim Raisi, khi còn sống, tại một cuộc họp báo ở Tehran hôm 21/6/2021. Truyền thông nhà nước Iran cho biết ông tử vong trong một tai nạn máy bay xảy ra hôm 19/5.

 

Ông Raisi, một người có đường lối cứng rắn từ lâu được coi là người kế nhiệm tiềm năng của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn trực thăng hôm 19/5 ở vùng địa hình đồi núi gần biên giới Azerbaijan, theo các quan chức và truyền thông nhà nước cho biết hôm 20/5.

 

Mảnh vỡ cháy đen của chiếc trực thăng, chở ông Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian, đã được tìm thấy vào sáng sớm ngày 20/5 sau cuộc tìm kiếm suốt đêm trong một trận bão tuyết.

 

"Các nhà lãnh đạo này đã ủng hộ cuộc đấu tranh chính đáng của nhân dân chúng tôi chống lại thực thể Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, cung cấp sự hỗ trợ có giá trị cho cuộc kháng chiến của người Palestine và nỗ lực không mệt mỏi để đoàn kết và hỗ trợ trên mọi diễn đàn và lĩnh vực cho người dân của chúng tôi ở Dải Gaza kiên cường trong [chiến dịch quân sự] Cơn lũ Al- Aqsa," Hamas cho biết trong một tuyên bố, khi đề cập đến cuộc chiến tranh với Israel bắt đầu vào ngày 7 tháng 10.

 

“Họ cũng đã có những nỗ lực chính trị và ngoại giao đáng kể nhằm ngăn chặn sự xâm lược của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đối với người dân Palestine của chúng tôi,” tuyên bố nói.

 

Trong một tuyên bố riêng rẽ, nhóm Thánh chiến Hồi giáo, đang chiến đấu cùng Hamas ở Gaza, cho biết ông Raisi và ông Amirabdollahian "đóng một vai trò nổi bật và rõ ràng trong việc ủng hộ và hỗ trợ cuộc đấu tranh của người dân Palestine và cuộc kháng chiến của họ trước sự xâm lược tội phạm của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đang diễn ra. "

 

“Chúng tôi tin tưởng rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể vượt qua thử thách đau đớn này, vì nước này đã vượt qua mọi khó khăn và thách thức trong suốt hành trình kéo dài của mình trong nhiều thập kỷ qua,” nhóm này nói trong tuyên bố.

 

Các nhà lãnh đạo Hamas và Thánh chiến Hồi giáo đã nhiều lần cảm ơn Iran vì đã hỗ trợ quân sự và tài chính cho nhóm này trong cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ chống lại Israel.

 

Việc ủng hộ Iran luôn gây ra tranh cãi giữa người Palestine, khi một số coi Iran là nước ủng hộ chính trong cuộc xung đột chống lại Israel, trong sự thiếu vắng hỗ trợ quân sự từ các chế độ Hồi giáo Sunni, trong khi một số cáo buộc nước này can thiệp vào các vấn đề của Palestine để phục vụ mục đích riêng của mình.

 

------------------------------------------------------------------------------------

Lãnh đạo tối cao Iran phê chuẩn ông Mokhber làm tổng thống lâm thời, tuyên bố để tang 5 ngày

Reuters

20/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-toi-cao-iran-phe-chuan-mokhber-lam-tong-thong-lam-thoi-tuyen-bo-de-tang-5-ngay/7619155.html

 

Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei công bố để tang 5 ngày trên toàn quốc đối với Tổng thống Ebrahim Raisi sau cái chết của ông trong một vụ tai nạn trực thăng và xác nhận Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber là người đứng đầu lâm thời của cơ quan hành pháp của đất nước.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-d1f5-08dc788dde6d_w1023_r1_s.jpg

Phó Tổng thống thứ nhất của Iran Mohammad Mokhber trong bức ảnh chụp ngày 28/5/2023. Ông vừa được đưa lên làm tổng thống lâm thời của nước này sau cái chết của ông Ebrahim Raisi.

 

Iran hiện có thời hạn tối đa là 50 ngày trước khi phải tổ chức bầu cử tổng thống để chọn ra người kế nhiệm ông Raisi.

 

“Tôi công bố 5 ngày để tang trong toàn dân và gửi lời chia buồn tới người dân thân yêu của Iran”, ông Khamenei nói trong một tuyên bố được hãng thông tấn chính thức IRNA đăng tải.

 

“... Ông Mokhber sẽ quản lý cơ quan hành pháp và có nghĩa vụ dàn xếp với những người đứng đầu cơ quan lập pháp và tư pháp để bầu ra một tổng thống mới trong vòng tối đa 50 ngày,” ông Khamenei nói.

 

Theo Điều 131 của hiến pháp Iran, một hội đồng gồm có phó tổng thống thứ nhất, chủ tịch quốc hội và người đứng đầu cơ quan tư pháp phải dọn đường cho cuộc bầu cử tổng thống mới.

 

Giống như ông Raisi, ông Mokhber được coi là thân cận với ông Khamenei, người có tiếng nói cuối cùng trong mọi vấn đề quốc gia ở Iran. Ông Mokhber trở thành phó tổng thống thứ nhất vào năm 2021 khi ông Raisi được bầu làm tổng thống.






View My Stats